Áp dụng mô hình BIM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Xây dựng

Áp dụng mô hình BIM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Xây dựng

(Vietnamarchi) - Sáng 1/4, tại Hà Nội, Tạp chí Xây dựng phối hợp với Viện Kinh tế Xây dựng (trực thuộc Bộ Xây dựng), Công ty CP Searefico E&C và Công ty CP Đầu tư xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) tổ chức Hội thảo “Áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng – Hiện trạng, lộ trình và giải pháp”.
11:34, 01/04/2023

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ông Nguyễn Thái Bình – Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng thông tin, tổng kết thực hiện Đề án số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và kết quả theo dõi việc áp dụng BIM của Bộ Xây dựng giai đoạn 2017-2021 cho thấy, áp dụng BIM góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng công tác thiết kế, thi công và quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tiết kiệm chi phí dự án đến 12%, rút ngắn thời gian thi công xây dựng từ 12-15% so với tiến độ được duyệt.

Từ những hiệu quả thiết thực này, theo đề nghị của Bộ Xây dựng, ngày 17/3/2023, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg phê duyệt Lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng, bắt buộc áp dụng BIM đối với các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Ông Nguyễn Thái Bình – Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng (bên trái) và TS Nguyễn Phạm Quang Tú – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng (bên phải)

Chính phủ quy định việc áp dụng BIM thực hiện theo giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2023, áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp I, cấp đặc biệt của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án.

Giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2025, áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp II trở lên của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Phạm Quang Tú (Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng) cho biết một số định hướng phát triển BIM trong thời gian tới. Trong đó, yêu cầu đối với việc áp dụng BIM nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của ngành Xây dựng, thúc đẩy chuyển đổi số. Tuy nhiên, cần phải giải quyết một số các thách như: Cơ chế chính sách liên quan đến áp dụng BIM chưa đủ, thiếu phần mềm cốt lõi trong nước, thách thức về bảo mật thông tin, các hướng dẫn, tiêu chuẩn chưa hoàn thiện, chưa đẩy đủ, nhân lực BIM còn thiếu.

Chia sẻ lộ trình áp dụng BIM của một doanh nghiệp Nhật Bản tại Singapore, ông Phạm Trường Giang (Trưởng phòng BIM & Engineering, Shimizu Việt Nam) cho biết, để thích ứng trong việc áp dụng BIM tuân thủ theo lộ trình và yêu cầu của Chính phủ Singapore, Shimizu văn phòng quốc tế đã thiết lập lộ trình của mình gồm 3 giai đoạn.

Ông Phạm Trường Giang – Trưởng phòng BIM & Engineering, Shimizu Việt Nam chia sẻ lộ trình áp dụng BIM của một doanh nghiệp Nhật Bản tại Singapore

Giai đoạn 1, các chức năng yêu cầu chung sẽ bắt buộc cho việc triển khai BIM như: dựng mô hình, lập tiến độ hoặc biện pháp thi công, triển khai các chi tiết và bản vẽ shop drawing cho toàn bộ các bộ môn của dự án;

Giai đoạn 2, các chức năng tự động sẽ tối ưu và tối đa hóa việc triển khai BIM như việc kiểm tra xung đột, tính toán khối lượng, tích hợp và liên kết các phần mềm khác;

Giai đoạn 3, là giai đoạn có thể tích hợp tất cả thông tin đầu vào và thông tin liên lạc của các bên liên quan vào một nền tảng cộng tác chung như: Nền tảng hợp tác BIM để chia sẻ thông tin dự án BIM từ xa, giải quyết các xung đột, tích hợp thông tin cho quản lý vận hành…

Hiện tại việc ứng dụng BIM của Tập đoàn Shimizu thông qua Ủy ban BIM đã được chia sẻ và áp dụng cho toàn bộ các chi nhánh của Tập đoàn như một lời khẳng định về tính hữu dụng và cần thiết.

Ông Đỗ Thế Anh – Trưởng phòng BIM, Công ty CP Đầu tư xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) khẳng định, trong lĩnh vực sản xuất bê tông tiền chế, BIM còn có nhiều ứng dụng đặc biệt hữu ích như tối ưu hóa sản xuất, điều khiển quá trình sản xuất, tăng tính đồng bộ và cải thiện năng suất sản xuất thi công.

Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo “Áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng – Hiện trạng, lộ trình và giải pháp”

Xuân Mai Corp đã sử dụng công nghệ BIM để tối ưu hóa toàn bộ quy trình xây dựng từ thiết kế, sản xuất đến thi công kể từ năm 2014. Trong giai đoạn thiết kế, Xuân Mai đã áp dụng BIM để triển khai các hồ sơ thiết kế, kiểm soát xung đột và va chạm, phối hợp 3D đa bộ môn để tăng tính trực quan và kiểm soát phương án thiết kế tốt hơn. Điều này giúp giảm thiểu lỗi xung đột trong quá trình sản xuất và thi công.

Cùng với đó, Xuân Mai đã tự xây dựng hệ thống quản lý trao đổi BIM chung (CDE) để thuận tiện cho việc áp dụng BIM trong giai đoạn sản xuất, thi công và quản lý điều phối. Hệ thống này đã trở thành nền tảng dữ liệu cho việc số hóa các quy trình làm việc của Xuân Mai, giúp quản lý hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nhân lực.

Trưởng phòng BIM, Công ty CP Đầu tư xây dựng Xuân Mai tin tưởng rằng, với sự quyết tâm thực hiện và dẫn dắt của các cấp lãnh đạo các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; sự tích cực phối hợp, cộng tác trong hoạt động xây dựng và nâng cao năng lực nhận sự giữa các bên tham gia vào dự án… Việc áp dụng BIM chắc chắn sẽ đem đến tầm nhìn và tương lai rộng mở hơn, hiện đại hơn, bền vững hơn cho ngành Xây dựng.

Quang Tuyền

Pháp lý xây dựng

Việt Nam - Nam Phi đẩy mạnh hợp tác phát triển công trình xanh hướng tới phát triển bền vững

Sáng 4/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đã có buổi làm việc với Bà Vuyiswa Tulelo - Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam về việc đẩy mạnh hợp tác phát triển công trình xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tiếp Tập đoàn Hợp tác kinh tế và kỹ thuật quốc tế Sơn Đông (Trung Quốc)

Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp, làm việc với Tổng Giám đốc Tập đoàn Hợp tác kinh tế & kỹ thuật quốc tế Sơn Đông (Trung Quốc) Cai Kun và các thành viên trong đoàn...

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa - cuộc đời và giai thoại”

Hội thảo nhằm nghiên cứu, sưu tầm, khảo cứu, bổ sung các nguồn tư liệu để làm rõ hơn về cuộc đời, nhân cách cao đẹp và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với dân tộc và đạo pháp; đồng thời, cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hoá, di sản, các cấp chính quyền trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản, di tích thờ phụng Huyền Trân công chúa trong đời sống văn hoá tín ngưỡng, tâm linh hiện nay.

“Đột kích” Vincom săn deal khủng, rinh quà đỉnh dịp Black Friday

Ngày hội mua sắm Black Friday đang bước vào cao điểm. Đây chính là cơ hội vàng để các tín đồ mua sắm thỏa sức săn deal “đỉnh nóc kịch trần” với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ hơn 2.800 gian hàng trên khắp 88 TTTM Vincom, đặc biệt là trong các ngày từ 29/11 - 1/12.

Bộ Xây dựng bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị

Ngày 28/11, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Cao Viên giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi