Lễ trao Quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo các đơn vị và ra mắt các chương trình đào tạo mới

Lễ trao Quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo các đơn vị và ra mắt các chương trình đào tạo mới

(Vietnamarchi) - Nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đánh dấu rất nhiều mùa xuân mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trên tiến trình hiện đại hóa của dân tộc. Và một mùa xuân trong rất nhiều mùa xuân khởi sắc, là mùa xuân mới của nghệ thuật Việt, đồng hiện với sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương – thuộc Đại học Đông Dương. Trường Mỹ thuật Đông Dương và những thế hệ giảng viên, sinh viên của nó đã đóng vai trò trạm trung chuyển quan yếu nối tiếp giữa truyền thống và hiện đại. Hay đúng hơn, đưa mỹ thuật Việt đến với hiện đại. Người Pháp khi qua An Nam đã sớm có những nhận thức sơ khởi về nền mỹ thuật xứ bản địa này.
15:06, 14/05/2024

“Chương trình giảng dạy tổng quát” từ năm 1924, Nghị định ngày 24 tháng 5 năm 1938 về việc tổ chức lại Trường Mỹ thuật Đông Dương, đã phản ánh mô hình giáo dục tân tiến của Trường Mỹ thuật Đông Dương (thuộc Đại học Đông Dương, tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay) tương đồng với một trường nghệ thuật liên ngành, đa ngành, đa lĩnh vực. Mặc dù hướng đến đào tạo nghệ thuật hàn lâm như hội họa, điêu khắc, nhưng Trường không hề bỏ quên mảng đào tạo khối mỹ thuật ứng dụng như gốm, chế tác đồ dùng, kim hoàn và chạm trổ, vốn chính là thổ nhưỡng ươm mầm ban đầu của nghệ thuật Việt.

Giá trị lớn nhất mà Trường Mỹ thuật Đông Dương để lại, là những chỉ báo về một tinh thần giáo dục nghệ thuật khai phóng, khuynh hướng giáo dục nghệ thuật phổ quát toàn nhân loại hiện thời. Đã là giáo dục nghệ thuật, thì phải là giáo dục khai phóng, thỏa đáp được những mong muốn cả của xã hội lẫn cá nhân. Từ góc độ rộng hơn, giáo dục khai phóng có giá trị vì một xã hội dân chủ, văn minh cần những công dân có thể tự suy nghĩ và có thể tham gia vào việc cải thiện xã hội này. Chúng ta cần có khả năng hiểu một cách phê phán, độc lập các vấn đề lẫn cấu trúc mà chúng ta là một phần của nó.

Từ góc độ bản thể, giáo dục khai phóng có giá trị vì nó cho phép phát triển cá nhân và trau dồi cá tính lẫn nhân tính mỗi con người chúng ta.

Một mô hình “trường vượt ra ngoài nhà trường” và mang sứ mệnh đích đến là tạo ra những nghệ sĩ sáng tạo, hiếu học và hiếu tri, như Trường Mỹ thuật Đông Dương vẫn còn là một tham chiếu lý tưởng dành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành nghệ thuật hôm nay.

100 năm sau, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, tiếp nối dòng chảy và kế thừa di sản giáo dục nghệ thuật mang tính chất khai phóng và liên ngành của Trường Mỹ thuật Đông Dương, đã hướng đến trở thành một đơn vị đào tạo về sáng tạo và nghệ thuật, với bước đi đầu tiên là chính thức triển khai đào tạo ngành Thiết kế sáng tạo gồm 03 chuyên ngành: Đồ họa công nghệ số, Thiết kế nội thất bền vững, Thời trang và sáng tạo vào năm 2023.

Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, theo xu hướng phát triển của khoa học hiện đại, đã thực hiện bước chuyển mình từ đơn ngành, khu biệt lĩnh vực chuyển sang liên ngành, tích hợp giữa nhiều lĩnh vực, nhiều cách tiếp cận khác nhau được vận dụng để mở rộng nội hàm nghiên cứu. Một tư duy vượt khỏi mọi đường biên giới hạn cũng đã cập bến nghệ thuật, khi nhiều trường đào tạo nghệ thuật tân tiến và uy tín trên thế giới đã chuyển đổi từ giáo dục nghệ thuật theo mô hình hàn lâm kinh viện sang mô hình chủ động tham gia vào công nghiệp văn hóa và nền kinh tế sáng tạo. Con đường này, cũng trùng hợp với quá trình vận động cách tân nghệ thuật khởi phát từ đầu thế kỷ XX, với sự xuất hiện gối tiếp nhau của hàng trăm trường phái, chủ nghĩa. Nghệ thuật đã vượt thoát khỏi nghệ thuật giá vẽ và xưởng vẽ truyền thống, để đón nhận những bối cảnh mới, các chất liệu, kỹ thuật và phương thức biểu đạt mới, và dũng cảm đưa ra một thông điệp phản ánh xã hội lẫn tương tác với công chúng, cho phép công chúng không chỉ thụ hưởng mà còn đồng sáng tạo nghệ thuật.

Quan trọng hơn hết, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật tạo ra một bầu khí quyển khai phóng, trao tay người học chiếc chìa khóa vạn năng là sự tự do lựa chọn để phát triển nghề nghiệp dựa trên thế mạnh và đam mê của mình, không bị ấn định theo một khuôn mẫu cho trước. Với cơ sở là tính liên ngành được đề cao, mọi lựa chọn chuyên ngành như nghệ thuật thị giác, nhiếp ảnh, thiết kế, kiến trúc đều có thể tương tác lẫn nhau theo khuynh hướng nghệ thuật tổng thể và đa phương tiện, mặt khác, bất kỳ người học đều hứa hẹn khả năng trở thành một nghệ sĩ, giám tuyển, giám đốc sản xuất, tổ chức sự kiện, nhà nghiên cứu lý thuyết, lịch sử hoặc phê bình nghệ thuật.

Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật chính là hệ sinh thái lý tưởng để người học được đánh thức các ý tưởng, có “đất dụng võ” thực hành sáng tạo, được tiếp xúc với nghề, giới và thị trường ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, khích lệ tham dự tích cực và đóng góp cho xã hội. Hệ sinh thái này, không phải là một hệ sinh thái “đóng” khép kín, mà là một hệ sinh thái “mở”, cộng sinh liên kết với các cơ sở đào tạo nghệ thuật và không gian sáng tạo văn hóa-nghệ thuật khác, để cùng chung tay kiến tạo nên một tầng lớp sáng tạo – nguồn nhân lực chính trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa và thành phố thiết kế sáng tạo Hà Nội xứng đáng trong Mạng lưới các Thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO.

Để kiện toàn công tác đào tạo và thực hiện mục tiêu chiến lược đảm bảo chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo và nhà trường đạt kiểm định quốc tế, ngày 15/5/2024, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật sẽ tổ chức Lễ trao Quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo các đơn vị và ra mắt các chương trình đào tạo mới năm 2024.

Pháp lý xây dựng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lan tỏa thông điệp vì môi trường biển đảo qua ngày hội sống xanh

Ngày hội sống xanh tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững biển đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024 với chủ đề "Vì biển đảo xanh" do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng UBND huyện Côn Đảo tổ chức chính thức khai mạc sáng nay, ngày 17/12 tại huyện Côn Đảo.

Di sản Huế: nền tảng để phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

Phát triển kinh tế từ giá trị di sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Thừa Thiên - Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, lấy di sản làm nền tảng.

Ra mắt cuốn sách kể chuyện lịch sử Hà Nội qua những công trình kiến trúc

Ngày 6/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sun Group và Công ty CP Xây dựng Kiến trúc AA đã ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội – Giao thoa văn hóa Việt –Pháp”. Vượt qua giá trị của một cuốn sách nghệ thuật, đây có thể xem như một công trình sử liệu học thuật, dưới góc nhìn trẻ và đầy tính nghệ thuật về vẻ đẹp kiến trúc của Hà Nội qua các thời kỳ.

Việt Nam - Nam Phi đẩy mạnh hợp tác phát triển công trình xanh hướng tới phát triển bền vững

Sáng 4/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đã có buổi làm việc với Bà Vuyiswa Tulelo - Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam về việc đẩy mạnh hợp tác phát triển công trình xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tiếp Tập đoàn Hợp tác kinh tế và kỹ thuật quốc tế Sơn Đông (Trung Quốc)

Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp, làm việc với Tổng Giám đốc Tập đoàn Hợp tác kinh tế & kỹ thuật quốc tế Sơn Đông (Trung Quốc) Cai Kun và các thành viên trong đoàn...

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi