Ứng dụng nhiên liệu LNG: Giải bài toán về năng lượng và môi trường cho ngành công nghiệp

Ứng dụng nhiên liệu LNG: Giải bài toán về năng lượng và môi trường cho ngành công nghiệp

(Vietnamarchi) - Chiều 30/1, Báo Xây dựng phối hợp với Viện Đào tạo Tư vấn và Phát triển Kinh tế (IDE) tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp: Ứng dụng khí mới LNG, nền tảng cho lộ trình giảm phải thải khí nhà kính”.
19:00, 30/01/2024

Điện khí LNG - Chìa khóa đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng cho biết: Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp: Ứng dụng khí mới LNG, nền tảng cho lộ trình giảm phải thải khí nhà kính” được tổ chức nhằm đưa ra những phân tích, nhận định đa chiều, khách quan về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chuyển đổi năng lượng sạch. Đồng thời, cung cấp kiến thức cho doanh nghiệp về ứng dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) trong khu đô thị, nhà máy sản xuất điện, khu công nghiệp.

Ông Tào Khánh Hưng - Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng phát biểu khai mạc hội thảo.

Hội thảo cũng cung cấp các thông tin từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, để đưa ra các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường trong việc ứng dụng khí sạch LNG vào nhà máy sản xuất điện, khu dân cư, xưởng sản xuất thực phẩm, nhiên liệu thay thế cho xăng và dầu trong ngành công nghiệp và xây dựng.

Kể từ khi hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) đến nay, Việt Nam đã cùng 147 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn sau hội nghị COP 26, chuyến tàu lịch sử chở gần 70.000 tấn LNG cập cảng Móng Cái. Đây được coi là mốc quan trọng khởi đầu trong việc chuyển đổi xanh ngành công nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước.

LNG không chỉ là một “giải pháp môi trường” có tiềm năng, thay thế hữu hiệu các nguồn năng lượng truyền thống, mà còn trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng trên thế giới. LNG là loại khí thiên nhiên có độ tin cậy cao, an toàn cho con người và môi trường; đây được coi là nhiên liệu hóa thạch sạch nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất. Với các tài liệu đã được công bố trước đó từ một số cơ quan quản lý năng lượng uy tín thì trữ lượng LNG trên thế giới còn dồi dào, đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lâu dài của nhân loại.

Một số ứng dụng phổ biến nhất của LNG trong đời sống, sản xuất là làm nhiên liệu: Thay thế cho than đá trong buồng đốt tại nhiều nhà máy nhiệt điện; hệ thống sưởi ấm, hệ thống sấy khô trong các khu dân cư và xưởng sản xuất thực phẩm; thay thế cho xăng, dầu diesel; trong các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, sản xuất gạch, gốm sứ…

Điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực LNG

Tại Việt Nam, Chính phủ và các cơ quan quản lý năng lượng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của LNG đối với việc phát triển kinh tế trong nhiều năm tới. Theo quy hoạch điện VIII, các nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG sẽ được đầu tư xây dựng liên tục trong giai đoạn 2025 - 2030. Bên cạnh đó, các dự án nhiệt điện sử dụng than đá trên toàn quốc đã không được xem xét phát triển và được yêu cầu thay thế bằng LNG thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, việc phát triển các dự án điện khí LNG vẫn còn nhiều vướng mắc với khung pháp lý. Nhiều dự án LNG trong cả nước đã, đang và dự kiến sẽ triển khai, nhưng đến nay, khung pháp lý cho hoạt động nhập khẩu và kinh doanh LNG, cũng như cơ chế để cấp LNG tái hóa cho các nhà máy điện vẫn còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tạo ra các rủi ro cho công tác đầu tư các dự án điện, khí LNG.

TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam.

Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam TS. Nguyễn Quốc Thập, việc triển khai mục tiêu điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII cũng có nhiều khó khăn thách thức như: Thị trường tiêu thụ điện tăng chậm so với mục tiêu trong các quy hoạch điện; Thiếu khung pháp lý để hoàn thành đàm phán và ký kết các thỏa thuận pháp luật, kinh tế, thương mại giữa các chủ thể trong chuỗi dự án đến khí LNG ; Vấn đề bảo lãnh/bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ nội tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu LNG; Vấn đề ban hành khung giá phát điện cho Nhà máy phát điện khí LNG vẫn còn đang nghiên cứu xem xét trong khi đó Bộ Công Thương cho đến nay vẫn chưa thực hiện được do khó khăn về Luật Điện lực chưa cho phép thực hiện, khi Luật Giá đã cho phép tính đúng, tính đủ về cơ cấu giá thành; Vấn đề cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm (Qc) và cam kết bao tiêu sản lượng khí LNG hàng năm đang là một thách thức; Vấn đề cam kết về đường dây chuyền tải và đầu nối của dự án cũng là vấn đề gặp rất nhiều khó khăn…

Khơi thông chính sách phát triển khí LNG tại Việt Nam

Trước những thách thức trên các chuyên gia kiến nghị 7 nhóm giải pháp phát triển điện khí LNG tại Việt Nam:

Thứ nhất, thay đổi nhận thức và tư duy: Điện khí LNG không phải chỉ có kho cảng LNG và nhà máy điện; Điện khí LNG cần được hấp thụ bởi các khu/cụm công nghiệp và các nhà máy; Điện khí LNG cần được vận hành theo thông lệ quốc tế đó là thị trường và thị trường dài hạn; Giá điện và giá khí LNG cần phải neo theo giá dầu thô trong công thức giá; Các cam kết dài hạn và thị trường cũng là các điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án khí điện LNG theo Quy hoạch.

Thứ hai, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ điện theo sát với mục tiêu trong các quy hoạch Điện: Quy hoạch, xây dựng tập trung và đồng bộ cụm kho càng LNG, Nhà máy điện và các khu công nghiệp/nhà máy có quy mô sử dụng điện đủ lớn; Thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp/nhà máy cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho càng LNG; Kích cầu điện, kích thích sản xuất, kích thích tiêu dùng; Tháo gỡ nút thắt liên quan đến cam kết huy động tổng sản lượng điện (Qc).

Thứ ba, sửa đổi Luật Điện lực, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Thuế, Luật Đầu tư và các NĐ hướng dẫn: Quy hoạch, xây dựng tập trung và đồng bộ cụm kho càng LNG, Nhà máy điện và các khu công nghiệp/nhà máy có quy mô sử dụng điện đủ lớn; Thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp/nhà máy cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho càng LNG; Kích cầu điện, kích thích sản xuất, kích thích tiêu thụ dùng; Tháo gỡ nút thắt liên quan đến cam kết huy động tổng sản lượng điện (Qc).

Thứ tư, cập nhật và sửa đổi Điều lệ và Quy chế tài chính của các Tập đoàn KTNN: Đảm bảo các doanh nghiệp có đầy đủ cơ sơ pháp lý để cam kết và thế chấp với các chủ thể trong Hợp đồng mua bán LNG và mua bán điện; Các Tập đoàn kinh tế Nhà nước được quyền cam kết và thế chấp tài sản hay dòng tiền của tập đoàn trong các giao dịch Pháp luật – Kinh tế - Thương mại; Nút thắt về bảo lãnh CP được tháo gỡ.

Thứ năm, cam kết bảo lãnh/bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ/nội tệ: Chính phủ Ngân hàng Nhà nước cam kết đảm bảo về khối lượng cho nhà đầu tư; Tỉ giá sẽ do thị trường quyết định; Rủi ro khi đó sẽ do thị trường quyết định; Nút thắt về cam kết bảo lãnh/bảo đảm chuyền đồi ngoại tệ/nội tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu LNG được tháo gỡ.

Thứ sáu, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế: Có cơ hội để xây dựng cơ chế chính sách điện khí LNG nói riêng và năng lượng nói chung; Có cơ hội để xây dựng mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả và tối ưu điện khi LNG; Lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghiệp, tài chính và kinh nghiệm triển khai; Hợp tác quốc tế là một trong các điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án khí điện LNG theo Quy hoạch Điện 8 và quy hoạch năng lượng Quốc gia.

Thứ bảy, cần thiết một Nghị quyết chuyên đề của Quy hoạch để đảm bảo mục tiêu Quy hoạch năng lượng và Quy hoạch Điện 8. Có cơ hội để xây dựng cơ chế chính sách điện khí LNG nói riêng và năng lượng nói chung; Có cơ hội để xây dựng mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả và tối ưu điện khi LNG; Lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghiệp, tài chính và kinh nghiệm triển khai; Hợp tác quốc tế là một trong các điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án khí điện LNG theo Quy hoạch Điện 8 và quy hoạch năng lượng quốc gia.

Pháp lý xây dựng

Việt Nam – Cuba: Tăng cường hỗ trợ hợp tác, tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực xây dựng

Ngày 23/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cuba Rene Mesa Villafana và Đoàn công tác.

Bộ Xây dựng bàn giao 02 đơn vị sự nghiệp công lập về TP. Hải Phòng

Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng và Trung tâm Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn được Bộ Xây dựng bàn giao nguyên trạng về UBND TP. Hải Phòng quản lý.

Hà Nam tập huấn nghiệp vụ Chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ về Chuyển đổi số tại Nghị quyết số 24-NQ/TU của Tỉnh ủy và Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Hà Nam. Ngày 19/7, tại Học viện Viettel (Hà Nội), UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) tổ chức hội nghị tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt tỉnh Hà Nam.

Viện Kiến trúc Quốc gia đạt giải B tại Hội diễn văn nghệ Cơ quan Bộ Xây dựng

Vượt qua 28 đơn vị tại Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ Xây dựng năm 2024, với hơn 70 tiết mục tiêu biểu cùng sự tham gia của hơn 600 cán bộ, đoàn viên đến từ các Cục, Vụ, Viện trực thuộc, Viện Kiến trúc Quốc gia đã xuất sắc đạt giải B toàn đoàn.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi