Tiện nghi công trình và năng lượng trong các dự án nội thất

(Vietnamarchi) - Chiều 16/6, tại Hà Nội, Chi hội Kiến trúc Nội thất (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) phối hợp cùng Công ty CP Tập đoàn Nagakawa tổ chức Talkshow: “Tiện nghi công trình và năng lượng trong các dự án nội thất”.
10:08, 19/06/2023

Tham dự sự kiện có Chủ tịch Chi hội Kiến trúc Nội thất PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương – Trưởng khoa Nội Thất (Đại học Kiến trúc Hà Nội); PGS.TS.KTS Nguyễn Vũ Phương – Phó Giám đốc Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị AMC (Bộ Xây dựng); Ths.KTS Trần Thành Vũ – Sáng lập Công ty Edeec, Chủ tịch IBPSA Việt Nam cùng các hội viên, kiến trúc sư đến từ những cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đại diện các công ty thiết kế, kiến trúc và nội thất.

Toàn cảnh Talkshow “Tiện nghi công trình và năng lượng trong các dự án nội thất”

Về phía Công ty CP Tập đoàn Nagakawa có Bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Phó Tổng giám đốc và Ông Trần Bá Đạt – Phó Tổng giám đốc cùng các cán bộ, nhân viên, kỹ sư kỹ thuật công nghệ điện lạnh của công ty.

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Nagakawa chia sẻ tại sự kiện

Tại buổi Talkshow, Bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Nagakawa đã chia sẻ về thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ tăng cao, thời tiết cực đoan đang ảnh hưởng tới thế giới và Việt Nam. Đồng thời, tỷ lệ đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dân số tăng nhanh đang đặt ra những thách thức đối với vấn đề hiệu quả năng lượng.

Đánh giá về việc sử dụng năng lượng kém hiệu quả thời gian qua, Bà Nguyễn Thị Bích Thủy cho rằng, đối với thị trường điều hòa cục bộ có nhược điểm lắp đặt đơn lẻ, bố trí nhiều cục nóng dẫn tới tổng thể diện tích lắp đặt lớn, phá vỡ kiến trúc các tòa nhà lớn, không tận dụng được hiệu suất. Trong bối cảnh đó, xu hướng dịch chuyển sang thị trường điều hòa trung tâm mang lại nhiều lợi ích như lắp đặt tối ưu, tổng thể diện tích lắp đặt nhỏ gọn, khoa học. Hoạt động độc lập linh hoạt qua điều khiển trung tâm, hướng tới hiệu quả năng lượng cao, tận dụng được công suất và hiệu suất.

Ths.KTS Trần Thành Vũ – Sáng lập Công ty Edeec, Chủ tịch IBPSA Việt Nam chia sẻ tại sự kiện

Đồng tình với quan điểm đó, Ths.KTS Trần Thành Vũ – Sáng lập Công ty Edeec, Chủ tịch IBPSA Việt Nam cho rằng, để sử dụng hiệu quả năng lượng tiến tới mục tiêu Net Zero Energy, các hạng mục công trình dễ dàng triển khai có thể thấy như: Thiết kế tích hợp với đủ các tiện ích xung quanh công trình trong bán kính quy định; Bố trí các trạm sạc cho xe điện; Giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình xây dựng; Bố trí các không gian mở; Thu gom, tái sử dụng nước mưa; Giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt; Giảm thiểu ô nhiễm chiếu sáng vào ban đêm; Giảm sử dụng nước trong nhà và nước sân vườn; Lắp đặt các đồng hồ đo nước cho các hệ thống chính; Lắp đặt các đồng hồ đo năng lượng; Sử dụng năng lượng tái tạo; Quản lý hút thuốc bên trong và bên ngoài công trình; Sử dụng các vật liệu low-VOC…

Tuy nhiên, thực trạng kỹ thuật thiết kế các công trình tại Việt Nam còn lạc hậu, rất nhiều công cụ tiên tiến chưa được biết tới, nếu sử dụng thành thạo sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, môi trường cao hơn các thiết kế hiện nay.

Bên cạnh đó, vấn đề này chưa được giám sát chặt chẽ tại Việt Nam nhưng lại được kiểm soát bắt buộc tại các nước phát triển giúp tối ưu hóa, giảm thiểu chi phí đầu tư, giảm chi phí vận hành, sử dụng hiệu quả năng lượng tiện nghi công trình.

Đồng thời, cần được hiểu đúng, công trình có chứng chỉ xanh không có nghĩa là công trình được tối ưu về hiệu suất sử dụng vốn đầu tư, hay giảm thiểu sử dụng năng lượng và chi phí vận hành hoặc chỉ cần tiết kiệm năng lượng tối thiểu 3-5%, rồi bổ sung các hạng mục dễ dàng là có thể đạt chứng chỉ xanh LEED.

Ths.KTS Trần Thành Vũ cũng chia sẻ các vấn đề như: Tiện nghi âm thanh, xử lý tiếng ồn trong giai đoạn thiết kế; Tiện nghi nhiệt như nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ nhiệt, ngoài ra còn liên quan mật thiết tới chất lượng không khí, mức độ cấp gió tươi, nồng độ CO, CO2…; Tiện nghi chiếu sáng, độ rọi, độ chói, tính toán đầy đủ các yếu tố che nắng để giảm chi phí hệ thống kỹ thuật; Sử dụng điều hòa; Tiện nghi nhiệt trong nhà, ngoài nhà, khách sạn… ; Lựa chọn thiết bị và thiết lập vận hành tối ưu dựa trên kết quả mô phỏng theo đặc tính thiết bị; Các quy trình thiết kế nên thực hiện trước khi tính tới các hạng mục dễ triển khai của công trình xanh…

Sự kiện Talkshow: “Tiện nghi công trình và năng lượng trong các dự án nội thất” nằm trong hoạt động thường niên của Chi hội Kiến trúc Nội thất nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển nghề nghiệp của kiến trúc sư.

Ngoài ra về phía Nagakawa, sự kiện là 01 trong các hoạt động để thể hiện nỗ lực của Tập đoàn trong hoạt động tiết kiệm năng lượng quốc gia. Nagakawa là doanh nghiệp điện lạnh Việt Nam tiên phong và duy nhất được chọn là đại diện trong dự án loại trừ HCFC (chuyển đổi sử dụng Gas R22 sang R32 an toàn với môi trường) – Gas R32 sử dụng trong các sản phẩm và hệ thống điều hòa không khí Nagakawa cũng là 01 giải pháp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Chủ tịch Chi hội Kiến trúc Nội thất PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương tặng hoa chúc mừng những hội viên mới

Cũng tại sự kiện, Chi hội Kiến trúc Nội thất đã kết nạp cho 5 kiến trúc sư có đủ điều kiện thành hội viên mới của chi hội.

Tập đoàn kinh tế đa ngành Nagakawa – Thương hiệu Việt Nam với 20 năm xây dựng và phát triển, với sứ mệnh mang tới tiêu chuẩn của cuộc sống cho người dân Việt. Từ nhà máy chỉ sản xuất và lắp ráp sản phẩm điều hoà không khí, đến nay Nagakawa đã phát triển lên hàng trăm mã sản phẩm điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị nhà bếp, sản phẩm gia dụng và các dịch vụ cao cấp khác với hơn 10.000 điểm bán, 600 trạm bảo hành uỷ quyền và 3 trung tâm tư vấn chăm sóc khách hàng trên cả nước.

Bên cạnh đó, Nagakawa đã không ngừng lớn mạnh với hệ thống các công ty thành viên, trung tâm công nghệ và kênh bán hàng thương mại điện tử. Đứng trước làn sóng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, Ban Lãnh đạo Tập đoàn Nagakawa đã đầu tư xây dựng một nền tảng công nghệ ứng dụng hiện đại nhằm đáp ứng cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn trong tương lai.

Pháp lý xây dựng

Sắp diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

Với chủ đề "Giao lộ sáng tạo", Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9-17/11 tới đây với nhiều hoạt động đặc sắc.

Sắp diễn ra Triển lãm ASEAN Ceramics & Stone 2024 lần thứ 8 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 11-13/12/2024, tại Trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC) sẽ diễn ra Triển lãm ASEAN Ceramics & Stone lần thứ 8 với chủ đề " Tính bền vững và đa dạng thông qua đổi mới và hợp tác". Đây là triển lãm quốc tế hàng đầu về máy móc, công nghệ và nguyên vật liệu cho sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, gạch ngói đất sét nung và các loại gốm sứ kỹ thuật...

Ninh Bình: Tăng cường nguồn nhân lực xây dựng Đề án đô thị thông minh bền vững

Ngày 24/10, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình tổ chức triển khai khóa Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với thành phần tham gia là cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở ngành, thành phố, huyện trực thuộc tỉnh Ninh Bình.

Hội nghị tổng kết Dự án "Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng"

Ngày 23/10, tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” – Dự án VKC.

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 7/2025

Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có quy mô 90ha, nằm trong Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và là một trong những công trình trọng điểm mang tầm quốc tế, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TP Hà Nội và khu vực Bắc sông Hồng. Theo tiến độ cam kết của chủ đầu tư Vingroup, công trình sẽ hoàn thành xây dựng chỉ sau hơn 10 tháng khởi công.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi