Sớm tháo gỡ những tồn tại trong thẩm định, phê duyệt quy hoạch

Sớm tháo gỡ những tồn tại trong thẩm định, phê duyệt quy hoạch

Sáng 28/6, tại phiên thảo luận Quốc hội, đa số các ý kiến của ĐBQH tán thành với việc xây dựng, ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng đã đề nghị khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề về nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
21:49, 28/06/2024
Quang cảnh tại phiên thảo luận Quốc hội (Ảnh: QH).

Lập quy hoạch gắn với tổ chức khu dân cư tại vùng khó khăn

Theo đánh giá cao các quy định tại Điều 9 của dự thảo luật, đại biểu Lê Hữu Trí – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà  đã chỉ ra rằng, dự Luật đã bổ sung quy định về chính sách của Nhà nước trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn, bao gồm: Hoạt động được Nhà nước hỗ trợ đầu tư và hoạt động khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đầu tư. Đây là cơ sở pháp lý để khuyến khích, thúc đẩy hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn được đổi mới và huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia công tác quy hoạch.

Tuy nhiên, nội dung này cũng cần cụ thể hơn trong dự thảo Luật, phân định rõ hai nhóm chính sách là ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích. Bổ sung các nội dung Nhà nước hỗ trợ, ưu tiên bố trí kinh phí cho một số hoạt động như: Lập quy hoạch gắn với tổ chức khu dân cư tại vùng khó khăn, chịu ảnh hưởng thiên tai; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và nâng cao kiến thức cộng đồng…

Cũng theo đó, nghiên cứu giản lược các quy định về thời hạn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch; nhất là thời gian mang tính thủ tục hoặc chuyển sang quy định tại Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật để bảo đảm linh hoạt cho quá trình tổ chức thực hiện, bảo đảm khả thi và phù hợp với thực tiễn. Rà soát quy định về chuyển tiếp bảo đảm đầy đủ, thống nhất, xuyên suốt trong quá trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch và quy hoạch, tránh gây vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đại biểu Lê Hữu Trí – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà phát biểu tại phiên thảo luận (Ảnh: QH).

Đặc biệt quan tâm đến nội dung này, đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho biết, tại Điều 9 về chính sách của Nhà nước trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 02 nhóm quy định về Nhà nước hỗ trợ đầu tư (khoản 1) và Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hỗ trợ cho một số hoạt động (khoản 2). Tuy nhiên, xét trên nhu cầu thực tế và yêu cầu thúc đẩy đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị và nông thôn, đại biểu đề nghị cần phân định thành 03 nhóm chính sách là: Nhà nước đầu tư, Nhà nước hỗ trợ, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.

Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông tham gia ý kiến tại phiên thảo luận (Ảnh: QH).

Liên quan đến chính sách của Nhà nước trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn, đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị tại Điều 9 bổ sung thêm một khoản quy định Nhà nước đảm bảo kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị, nông thôn và quy định này sẽ là tiền đề cho Điều 10 của dự thảo Luật.

Cần xác định thẩm quyền phê duyệt quy hoạch theo khu vực, tiêu chí cụ thể

Phân tích rõ hơn về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm – Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng đề nghị tại Điều 41 cần làm rõ hơn tiêu chí quy định tại điểm d khoản 1 về khu vực có ý nghĩa quan trọng về chính trị, văn hóa, lịch sử, an ninh quốc phòng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tại điểm c khoản 2 về khu vực có ý nghĩa quan trọng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đại biểu cho rằng, cần phải làm rõ được những khu vực trên là những khu vực như thế nào và tiêu chí phân loại ra sao để làm cơ sở xác định thẩm quyền phê duyệt các loại quy hoạch theo quy định của dự thảo luật.

Đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm – Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại phiên thảo luận (Ảnh: QH).

Cũng tại điểm c khoản 2 Điều 41, đề nghị điều chỉnh thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực trong đô thị mới thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nhằm đẩy mạnh việc phân cấp cho các địa phương, hạn chế việc tập trung tại cơ quan cấp tỉnh và phù hợp với việc quản lý trực tiếp của địa phương hoặc quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện phê duyệt quy hoạch này đảm bảo đồng bộ và tích hợp với các quy hoạch khác trên địa bàn cấp huyện quản lý.

Tại Điều 45 hiện tại dự thảo Luật, chỉ quy định những điều kiện điều chỉnh mang tính chất vĩ mô với 6 trường hợp. Tuy nhiên, theo thực tế của các địa phương, có một số vướng mắc khác cần được đề cập đến trong dự thảo luật để phù hợp với tình hình phát triển theo từng giai đoạn phát triển. Do đó, đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung thêm 3 điều kiện điều chỉnh quy hoạch sau đây: khắc phục những hạn chế thiếu sót của đồ án quy hoạch đã được phê duyệt; quy hoạch được điều chỉnh nhằm đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình mới để phát triển kinh tế - xã hội hoặc để triển khai dự án như phù hợp với điều kiện thực tế hiện tại của địa phương, đảm bảo khả thi khi triển khai công tác thu hồi đất; khi đồ án quy hoạch được phê duyệt đã hết thời hạn có hiệu lực.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu tách riêng 1 khoản quy định về điều kiện điều chỉnh quy hoạch cho trường hợp điều chỉnh quy hoạch của các dự án đầu tư. Điều này vừa đảm bảo tính chặt chẽ của quy định về công tác quy hoạch, vừa đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt của quy định trong thực tiễn, góp phần tháo gỡ khó khăn khi dự án thực sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch. Việc điều chỉnh mang tính tất yếu, khách quan thì mới điều chỉnh chứ không phải điều chỉnh vì các lý do chủ quan hoặc chưa đánh giá kỹ tác động.

Quan tâm về các loại hình điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn tại Điều 46, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương kiến nghị bổ sung nội dung đối với dự án nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tái định cư tại chỗ được ưu đãi về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất theo quy định của pháp luật về nhà ở được thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, nông thôn. Điều này sẽ giúp đảm bảo thực hiện dự án vào điểm b khoản 2 của điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện dự án nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tái định cư tại chỗ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người lao động.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (Ảnh: QH)

Đối với việc công bố quy hoạch đô thị và nông thôn tại Điều 49, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân cho biết, hiện nay có nhiều phương thức, hình thức khác nhau trong công bố quy hoạch. Về phương thức đăng tải, một số nơi đăng tải tương đối đầy đủ trên cổng thông tin điện tử các quyết định phê duyệt quy hoạch, bản đồ, thuyết minh đi kèm, kể cả các lần điều chỉnh quy hoạch. Bên cạnh đó, cũng có nơi đăng tải chưa đầy đủ như chỉ đăng tải thông tin quyết định mà không có bản đồ hoặc chỉ đăng bản đồ mà không có thuyết minh, hoặc chỉ đăng các bản đồ quy hoạch mới mà không có thông tin về các lần điều chỉnh, ít nơi đăng tải các lần điều chỉnh cục bộ. Điều này sẽ gây khó khăn cho các tổ chức và người dân khi muốn tra cứu thông tin quy hoạch. Do đó, kiến nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung tại khoản 3 Điều 49 dự thảo luật theo hướng quy định rõ nội dung, tiêu chí công khai quy hoạch trên cổng thông tin điện tử, cần thiết đăng tải đầy đủ các quyết định, bản đồ thuyết minh của các đồ án quy hoạch mới cũng như điều chỉnh quy hoạch tổng thể, điều chỉnh cục bộ.

Pháp lý xây dựng

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 7/2025

Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có quy mô 90ha, nằm trong Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và là một trong những công trình trọng điểm mang tầm quốc tế, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TP Hà Nội và khu vực Bắc sông Hồng. Theo tiến độ cam kết của chủ đầu tư Vingroup, công trình sẽ hoàn thành xây dựng chỉ sau hơn 10 tháng khởi công.

Giới thiệu Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)”

Nghiên cứu và viết về Kiến trúc Hà Nội luôn là một chủ đề hấp dẫn và chưa bao giờ là thoả mãn. Kiến trúc Hà Nội hiện diện hiển nhiên đó nhưng ẩn sâu trong nó là những lớp “trầm tích” của không gian, thời gian và ở đó có chủ thể là những con người. Và để hiểu về nó không chỉ là sự cảm nhận của thị giác mà còn là sự cảm nhận của tâm hồn, sự đồng điệu, xúc cảm với ký ức nơi chốn và biết yêu những góc phố, hàng cây.

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)” – Tập hợp trí tuệ của thế hệ kiến trúc sư qua các thời kỳ

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô” là sự tập hợp trí tuệ của gần 30 tác giả. Điều đặc biệt ở đây, hầu hết các tác giả là những cây bút kiến trúc sư đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu. Cuốn sách do UBND TP. Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Kiến trúc Việt Nam chủ trì biên soạn.

Tiếp tục thúc đẩy phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn

Sáng 4/10, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng quốc gia, TP. Hà Nội, đã diễn ra Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024 với chủ đề “Phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn”. Sự kiện do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức…

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực về phát triển đô thị thông minh bền vững

Ngày 4/10, tại Đà Nẵng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng TP Đà Nẵng tổ chức triển khai khóa Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với 120 cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở ngành, thành phố, huyện trực thuộc TP Đà Nẵng tham dự.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi