Sớm giải quyết vướng mắc ở chung cư 302 Cầu Giấy

Sớm giải quyết vướng mắc ở chung cư 302 Cầu Giấy

Liên quan tới việc giải quyết các vướng mắc, tồn tại ở chung cư 302 Cầu Giấy, đại diện tòa nhà và chủ đầu tư vừa có cuộc làm việc để tìm tiếng nói chung về các vấn đề còn khúc mắc.
16:27, 20/04/2025

Cuộc họp đối thoại giữa chủ đầu tư và Ban quản trị cư dân diễn ra chiều 8/4. Theo biên bản ghi nhận nội dung cuộc làm việc, về vấn đề vì sao người mua căn hộ chưa được cấp sổ hồng, ông Trần Đức Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy cho biết, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho cư dân cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư và các chủ sở hữu căn hộ.

Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục pháp lý trong khi cư dân phải thực hiện kê khai theo quy định.

Cũng theo ông Trần Đức Minh, chủ đầu tư đã có văn bản số 325/2023/HĐQT ngày 5/5/2023 và niêm yết công khai, qua đó đề nghị cư dân kê khai thông tin phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 4/2025, các hộ dân và Ban quản trị vẫn chưa thực hiện việc kê khai hồ sơ để nộp cho chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền.

Về nội dung này bà Mạnh Thị Thanh Nga, Trưởng Ban quản trị chung cư Discovery Complex cho rằng, lý do cư dân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ, cư dân đã cung cấp bằng chứng tại văn bản trả lời của Sở TN&MT ngày 20/6/2023.

Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư khẳng định sẽ làm được sổ đỏ khi cư dân cung cấp hồ sơ thì Ban Quản trị sẽ vận động cư dân thực hiện kê khai thông tin theo quy định, cư dân chưa phải nộp chi phí cấp sổ đỏ trong giai đoạn này.

Khi cơ quan thuế và Sở TN&MT yêu cầu thì cư dân phải đóng phí và trước khi tiếp nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất thì phải thanh toán đầy đủ các chi phí còn nợ đọng cho chủ đầu tư.

Về nội dung này, hai bên thống nhất như sau: Đối với việc kê khai các thủ tục cấp sổ đỏ cả chủ đầu tư và cư dân cùng phải thực hiện. Kỳ vọng trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày cư dân hoàn tất kê khai thì Sở TN&MT tiếp nhận hồ sơ và có giấy hẹn.

Cư dân cần hoàn tất nghĩa vụ tài chính, thanh toán hết công nợ trước khi chủ đầu tư bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Về vấn đề quỹ bảo trì, ông Trần Đức Minh cho biết, chủ đầu tư đã bàn giao đợt 1 số tiền 18 tỷ đồng cho Ban quản trị theo Văn bản số 217/2024/CV-DACG ngày 7/10/2024, áp dụng đối với căn hộ không còn liên quan đến công nợ.

Còn lại 28 tỷ đồng, Công ty Cầu Giấy đã thực hiện phong tỏa tại tài khoản ngân hàng.

Tại cuộc họp, ông Trần Đức Minh cũng đã bàn giao 01 bản gốc Thông báo số 06/CV-SHB.BĐ-CL của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội về việc phong tỏa tài khoản tiền gửi (28 tỉ đồng) tại ngân hàng SHB để thanh toán kinh phí bảo trì nhà chung cư, bà Mạnh Thị Thanh Nga đã ký nhận văn bản này.

Tuy nhiên, theo ông Trần Đức Minh, tổng số công nợ phí dịch vụ quản lý chung cư của cư dân tính đến ngày 31/1/2025 đã tăng lên hơn 24 tỷ đồng. Thời gian qua, chủ đầu tư đã nhiều lần có văn bản đôn đốc cư dân thực hiện nghĩa vụ tài chính, tuy nhiên chưa nhận được sự hợp tác từ các cư dân và Ban quản trị.

Do tình trạng nợ đọng kéo dài, chủ đầu tư đã phải sử dụng nguồn tài chính đi vay để ưng chi phí vận hành, đảm bảo duy trì các dịch vụ thiết yếu như an ninh, vệ sinh, chiếu sáng, PCCC...

Chủ đầu tư sẽ tiếp tục chuyển giao số tiền bảo trì còn lại tương ứng với việc thu hồi các khoản nợ liên quan. Chủ đầu tư mong Ban Quản trị phối hợp vận động cư dân hoàn thành nghĩa vụ tài chính đóng phí quản lý vận hành nhà chung cư theo đúng quy định.

Trao đổi về nội dung này, đại diện Ban Quản trị bà Mạnh Thị Thanh Nga đề nghị chủ đầu tư có lịch hẹn cụ thể về ngày họp thống nhất giá trị tổng quỹ bảo trì đồng thời đề nghị chủ đầu tư bàn giao phần còn lại của Quỹ bảo trì theo đúng quy định của pháp luật mà không kèm điều kiện nào khác.

Sau khi trao đổi, hai bên thống nhất ý kiến, Công ty Cầu Giấy thống kê đầy đủ công nợ của cư dân để Ban Quản trị phối hợp đôn đốc cư dân sớm thanh toán công nợ.

Tại buổi làm việc, hai bên cũng đã đối thoại về một số nội dung còn vướng mắc như diện tích sinh hoạt cộng đồng; vấn đề chuyển nhượng căn hộ; vấn đề phí đỗ xe...

Các vấn đề còn vướng mắc giữa hai bên sẽ được tiếp tục trao đổi, giải quyết theo đúng pháp luật.

https://www.anninhthudo.vn/som-giai-quyet-vuong-mac-o-chung-cu-302-cau-giay-post608681.antd

Pháp lý xây dựng

Hải Phòng đăng cai ABAC III: Động lực mới cho hợp tác kinh tế APEC và xúc tiến đầu tư

Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC Việt Nam (ABAC Việt Nam) phối hợp cùng UBND thành phố Hải Phòng vừa tổ chức họp báo giới thiệu Kỳ họp lần thứ ba của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) và chuỗi sự kiện liên quan, diễn ra từ ngày 15 đến 18/7/2025 tại khách sạn Pullman Hải Phòng.

Thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành thiết kế kiến trúc: Rào cản pháp lý, thị trường và yêu cầu kiến tạo hành lang bảo vệ

Trong thời đại mà Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới – chuyển mình từ nền kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ sang nền kinh tế tri thức, sáng tạo và công nghệ, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) – đặc biệt trong ngành thiết kế kiến trúc – càng trở nên quan trọng. Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra các sản phẩm sáng tạo mang bản sắc, phục vụ trực tiếp nhu cầu của thị trường bất động sản, xây dựng đô thị và các dự án phát triển hạ tầng quốc gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp này đang gặp nhiều rào cản, cả từ thể chế pháp lý, thị trường lẫn môi trường cạnh tranh không lành mạnh, và rất thiếu các cơ chế bảo vệ phù hợp để phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

Rào cản mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhân đây, tôi muốn bàn sâu hơn về vấn đề “Cải cách không thể là tháo một cái áo chật rồi khoác lại một cái áo chật hơn.”.  Trong bối cảnh Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị nhấn mạnh phải “xây dựng thể chế phát triển, mở đường cho kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân”, thì đề xuất siết điều kiện trong dự thảo sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về xuất khẩu gạo lại như một cú lùi khó hiểu. Nó không chỉ đi ngược tinh thần cải cách, mà còn đánh vào đúng những doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm đang chịu nhiều tổn thương nhất trong nền kinh tế sau đại dịch, biến đổi khí hậu và biến động thị trường toàn cầu.

Sắp diễn ra Tọa đàm chính sách “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng trong thời kỳ vươn mình của dân tộc"

Theo đó, Tọa đàm chính sách với chủ đề: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng trong thời kỳ vươn mình của dân tộc” được Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sẽ được diễn ra vào ngày 29/6/2025 sắp tới. Đây là sự kiện nhằm hưởng ứng, triển khai kịp thời chủ trương phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68 của Trung ương...

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi