NTM Bắc Giang: Đường thôn, xã rộng và đẹp sau Nghị quyết về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

(Vietnamarchi) - Đến nay hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, trọng tâm là xây dựng giao thông nông thôn đã cơ bản đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang.
10:11, 19/12/2023

Phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được điều này, nông thôn cần phải phát triển toàn diện theo hướng nông thôn mới, trong đó hệ thống giao thông nông thôn là một bộ phận không thể thiếu, nó vừa là điều kiện, tiền đề, vừa mang tính chiến lược lâu dài để nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.

Phát triển hệ thống giao thông nông là mục tiêu quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở Bắc Giang.

Theo đó, Nghị quyết số số 113-NQ/TU ngày 22/7/2016 về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh Bắc Giang đề ra mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh phát triển hệ thống kết cấu giao thông tương đối hoàn chỉnh, hiện đại với ít nhất 80% đường thôn, xã được cứng hóa mặt đường. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu trên, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, quyết tâm cao để thực hiện.

Theo báo cáo của Sở Giao thông - Vận tải, đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã cứng hoá được hơn 1.695/1.724 km đường xã, đạt hơn 98,3%; đường thôn cứng hoá hơn 7.664/8.238, đạt hơn 93%; vượt so với mục tiêu Nghị Quyết số 113 đề ra đến năm 2030 từ 13- 18,3%.

Qua đó đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đi lại của nhân dân, thúc đẩy việc giao lưu văn hóa giữa các khu vực trong huyện và giữa huyện với các vùng lân cận; tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục, nhanh chóng, tăng cường mở rộng vùng nguyên liệu, đồng thời thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các ngành chế biến nông - lâm - thủy sản; mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn… Điển hình như một số huyện như Tân Yên, Lạng Giang, Lục Ngạn…

Ông Nguyễn Đức Hùng, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tân Yên cho biết: “Mặt đường thôn trước đây phần lớn rộng 2,5 m nhưng sau khi cải tạo, xây mới được mở rộng lên từ 3,5-7 m. Tổng chiều dài đường xã gần 190 km. Đến thời điểm này, các xã, thị trấn đã cứng hóa bê tông mặt đường đạt 100%. Đường thôn cứng hóa hơn 948/960 km, đạt hơn 98,7%. Trong đó, nhiều xã đã hoàn thành cứng hóa 100% đường thôn, xã như: Cao Xá, Ngọc Thiện, Ngọc Vân, Ngọc Lý…”. Xã Cao Xá có khoảng 7 km đường trục xã, 16 km đường liên thôn, đường trục các thôn dài khoảng 35 km”.

Trong quá trình triển khai các công trình giao thông thiết yếu, mang tính kế nối vùng được ưu tiên nguồn lực thực hiện trước. Nhiều huyện như Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang… tỷ lệ cứng hóa đường thôn đạt hơn 90%, đường xã đạt 100% tổng chiều dài đường thôn, xã của toàn huyện.

Bắc Giang đã thực hiện tốt tính dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Ông Thân Hải Nam, phó chủ tịch UBND huyện Lạng Giang cho biết: Thấy được ý nghĩa, tác động tích cực từ tuyến đường đến đời sống kinh tế, giao thông thuận tiện nên nhân dân các thôn rất ủng hộ, hợp tác giải phóng mặt bằng. Phong trào cứng hóa đường thôn, xã cũng được triển khai rộng khắp. Toàn huyện hiện có 21 xã, thị trấn. Đến nay, các xã đã cứng hóa được hơn 1.117/1.215 km đường trục thôn, ngõ xóm, đạt 92%; cứng hóa 242 km đường xã, đạt 100%”.

Đại diện Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Bắc Giang cho biết, xác định giao thông có vai trò quan trọng, thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương, thời gian qua, Sở đã tập trung cao để triển khai thực hiện Nghị quyết số 113 của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, cùng với mở rộng, nâng cấp các tuyến đường tỉnh, Sở tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh phong trào cứng hóa đường giao thông nông thôn.

Được biết, để nâng tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn, ngoài nguồn hỗ trợ 100% kinh phí mua xi măng của tỉnh, các huyện, TP còn tích cực bố trí ngân sách đầu tư cứng hóa đường. Cùng với đó là sớm tiến hành rà soát, điều chỉnh kịp thời các quy hoạch, đảm bảo chất lượng, khả thi cho quá trình thực hiện. Trong quá điều chỉnh quy hoạch phải khảo sát kỹ hiện trạng điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng đơn vị cấp xã; định hướng ngành kinh tế có thế mạnh của xã trong tương lai, từ đó tổ chức các tuyến đường giao thông kết nối phù hợp.

Với sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp cùng với đó nhiều huyện như: Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên… còn gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với kết quả thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM. Đồng thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn thường xuyên kiểm điểm tiến độ, đôn đốc đơn vị thi công huy động máy móc, nhân lực tham gia thi công để sớm đưa công trình vào sử dụng.

Pháp lý xây dựng

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An - Hướng tới đô thị di sản vì con người

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông mình, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử - văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản đô thị sinh thái gần với phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An, Ninh Bình theo hướng bền vững

Cần nhận diện, định dạng cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư - Nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO

Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi