NTM Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông vùng dân tộc thiểu số

(Vietnamarchi) - Bên cạnh những chính sách lớn từ chương trình MTQG Xây dựng NTM; Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS; Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển hạ tầng giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
10:07, 16/12/2023

Với 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao, hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang đổi thay tích cực nhờ nỗ lực phát huy chính sách từ trung ương và địa phương.

Riêng giai đoạn 2022 - 2024, tỉnh Bắc Gang cũng đã bố trí 150 tỷ đồng từ nguồn vốn trung hạn để xây dựng 73 cầu, ngầm dân sinh tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. Đến nay đã có 25 công trình được khởi công, xây dựng.

Bên cạnh nguồn lực hỗ trợ của tỉnh, các huyện miền núi tỉnh Bắc Giang cũng có cơ chế, chính sách hỗ trợ cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn, từ đó góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, từng bước xây dựng NTM đi vào chiều sâu và bền vững.

Hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số Bắc Giang.

Ông Ngụy Văn Tuyên, Bí thư huyện ủy Sơn Động cho biết: “Thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, chương trình phát triền kịnh tế xã hội vùng DTTS, Huyện ủy, HĐND huyện đã ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí nâng cấp, mở rộng tuyến đường xã, thôn, nội đồng giai đoạn 2022-2025 với tổng kinh phí dự kiến hơn 293 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện hơn 264 tỷ đồng, còn lại ngân sách cấp xã và người dân đóng góp.

“Nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Động đã có những thay đổi căn bản theo hướng tích cực; kinh tế hàng năm tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch phù hợp với sự phát triển chung của tỉnh.” Ông Tuyên cho hay.

Còn với huyện vùng miền núi Yên Thế, năm 2022, địa phương bố trí gần 320 tỷ đồng cứng hóa đường thôn, xóm, trục xã. Tiêu biểu như tuyến đường bê tông ở các bản: Đồng Tân, La Lanh, Tràng Bắn và La Xa (xã Đồng Vương); đường bê tông, ngầm bản Đồng An, bản Gốc Bòng (xã Đồng Tiến)… và 3 dự án giao thông lớn gồm: Cầu Thác Lười, đường bê tông thôn Khuôn Kén và 4 ngầm, đường dẫn với tổng kinh phí hơn 43 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công. Hay như tại xã Tân Sơn cũng đang xây dựng 1 km đường giao thông từ thôn Bắc Hoa đi xã Quan Sơn (Chi Lăng, Lạng Sơn) từ nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới.

Diện mạo nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có những thay đổi căn bản theo hướng tích cực.

Thêm nguồn lực cho các xã nghèo

Xã Giáo Liêm (Sơn Động), dù có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế rừng song do xa trung tâm, đường vào trung tâm xã nhỏ, xuống cấp nên giá trị kinh tế không lớn (đạt 70-80 triệu đồng/ha/chu kỳ 5 năm, thấp hơn bình quân chung của huyện từ 20-30 triệu đồng.

Nhưng nay nhờ sự hỗ trợ nguồn lực từ các chương trình MTQG và tỉnh, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, bê tông hóa, góp phần rút ngắn gần 2/3 quãng đường từ xã đi trung tâm huyện, tạo thuận lợi cho tiêu thụ gỗ rừng trồng cũng như nhiều loại cây khác của xã.

Ông Vi Văn Bắc, Bí thư Đảng ủy xã Giáo Liêm chia sẻ, ngoài tuyến đường huyện đang triển khai, từ năm 2022 đến nay, toàn xã đã bê tông hóa được hơn 6 km đường giao thông liên thôn với tổng kinh phí hơn 40 tỷ đồng. Huy động nguồn xã hội hóa mở rộng 3,3 km đường thôn, xóm tại các thôn: Đá Cối, Rèm và Việt Tiến.

Thi công tuyến đường nối thôn Việt Tiến (xã Giáo Liêm) với thôn Hiệp Reo (xã Vĩnh An) huyện Sơn Động, Bắc Giang.

“Để thi công những công trình trên, hơn 100 hộ dân trong xã đã hiến gần 8 ha đất, 38 m2 tường rào, một khu chăn nuôi lợn, gà rộng gần 100 m2 cùng nhiều cây xanh các loại. Giao thông được đầu tư, người dân có điều kiện hơn để phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm bình quân 5%/năm” ông Bắc cho biết thêm.

Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp, mở mới nhiều tuyến đường nhưng vì địa bàn rộng, nguồn lực trong dân còn hạn chế nên tỷ lệ cứng hóa đường giao thông của huyện vẫn thấp, nhiều thôn, bản vẫn bị “cô lập” mỗi khi mưa lớn

Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền nui, giai đoạn 2021 – 2025, từ nguồn vốn chương trình MTQG, tỉnh Bắc Giang đã dành hơn 391 tỷ đồng để xây dựng đường dẫn cùng 9 dự án cứng hóa đường giao thông đến trung tâm các xã tại huyện vùng cao Sơn Động.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, giao thông nông thôn nhằm xóa các điểm đứt, gãy, thuận lợi về giao thông, tăng "kết nối" với vùng sâu, vùng xa, năm 2023,  tỉnh Bắc Giang cũng đã hỗ trợ 182 hộ làm nhà ở, 1.234 hộ thực hiện chuyển đổi nghề, 2.206 hộ nước sinh hoạt phân tán, đầu tư xây dựng 8 công trình nước sinh hoạt tập trung; hoàn thành 30 km đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã; xây mới, cải tạo nâng cấp ba chợ, ba trạm y tế xã; đầu tư xây dựng 49 công trình thiết yếu tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 12 trường; đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 7 trường nội trú, bán trú.

Pháp lý xây dựng

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An - Hướng tới đô thị di sản vì con người

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông mình, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử - văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản đô thị sinh thái gần với phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An, Ninh Bình theo hướng bền vững

Cần nhận diện, định dạng cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư - Nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO

Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi