Mái che cho người đi bộ – Đề xuất cho Đô thị Di sản Thừa Thiên Huế

Mái che cho người đi bộ – Đề xuất cho Đô thị Di sản Thừa Thiên Huế

(Vietnamarchi) - (KTVN 242) – Ngày nay, phố đi bộ không còn là điều gì quá xa lạ bởi chúng đã xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh thành Việt Nam. Đây là nơi các địa phương thể hiện nét văn hóa đặc trưng, thú vị của mình vào mỗi dịp lễ, Tết, tạo không gian vui chơi giải trí hấp dẫn người dân bản địa lẫn du khách tham quan. Với mục tiêu cải thiện chất lượng không gian công cộng, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách, đồng thời tránh những ảnh hưởng của thời tiết, việc lắp mái che phố đi bộ là một việc làm tưởng như đơn giản nhưng không hề giản đơn.
14:44, 29/06/2023

KINH NGHIỆM TỪ SINGAPORE

Lịch sử của lối đi có mái che bắt đầu từ gần 200 năm trước, xuất phát từ bản quy hoạch Singapore năm 1822 của Stamford Raffles, người Cha lập quốc hiện đại của Singapore. Mái che là một phần của căn nhà ống, có tác dụng che chắn cho người đi bộ khỏi nắng nóng và mưa, về sau được quy định rộng khoảng 1.5m. Dần dần, nó trở thành một phần của hoạt động văn hóa, kinh doanh và cộng đồng của người dân địa phương.

Sau khi Singapore giành được độc lập, việc xây dựng những lối đi có mái che đã được đặt ra cùng với việc nâng cấp những khu nhà ở xã hội, lắp đặt thang máy, khu sân chơi trẻ em và khu học tập.

Có thể thấy, Singapore là quốc gia có hệ thống giao thông hiện đại. Tuy nhiên người dân của quốc đảo sư tử đi bộ rất nhiều.

Một trong những lý do khiến cho người dân Singapore đi bộ rất nhiều đó chính là yếu tố kết nối trong hạ tầng giao thông công cộng. Chính phủ rất quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở vật chất, kỹ thuật để hỗ trợ cho việc đi bộ. Các lối sang đường dành cho người đi bộ được thiết kế phù hợp hơn và có thang máy để hỗ trợ. Lối đi bộ được đảm bảo tối đa, tách hẳn với đường dành cho ô tô và chắc chắn không bị cản trở. Lối đi bộ giữa các bến xe bus nối với các ga tàu điện ngầm và các trung tâm thương mại hay nối với các khu dân cư được lợp mái che để che mưa, nắng và tỷ lệ các lối đi bộ được lợp mái ngày càng tăng lên.

Những nhà quy hoạch đã vạch ra các tiêu chuẩn thiết kế trong thiết kế lối đi, trong đó, một mái che lý tưởng nên có chiều rộng 2.4m và cao từ 2.1 đến 2.4m, với một khoảng vươn 0.6m về phía hàng trụ đỡ để thoát nước mưa. Độ dốc tối đa 1:12 để đảm bảo cho người già và người tàn tật có thể sử dụng, cùng với hệ thống chiếu sáng và cách âm nếu cần thiết.

Về mặt bố trí, những mái che cần tránh đặt tiếp giáp với cửa sổ, ban công để tránh trộm, đồng thời kết nối tất cả khu dân cư, các cửa hàng tiện lợi, các nút giao thông (bến xe bus, nhà ga, trường học, nhà cộng đồng). Vật liệu kính không được phép sử dụng vì lý do an toàn nếu nứt vỡ, đồng thời đảm bảo khoảng cách tối thiểu 0.6m so với đường giao thông. Cây xanh được khuyến khích trồng dưới dạng bồn cây hoặc dây leo nhằm đem lại bóng mát, tuy nhiên đảm bảo không chắn tầm nhìn và cản trở lối đi. Mương thoát nước có nắp đậy được bố trí dọc lối đi và hướng thoát nước phải được thể hiện trên mặt bằng.

Ý TƯỞNG ĐỀ XUẤT CHO ĐÔ THỊ DI SẢN THỪA THIÊN HUẾ

Huế – cái tên không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam lẫn du khách. Một vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, nhiều di sản và lễ hội độc đáo. Cùng với đó là nét đẹp trầm lắng, dịu dàng và bình yên của cảnh quan và con người nơi đây đã khiến nó trở nên đặc biệt và thu hút. Sức hút của Huế không nằm ở sự sôi động, náo nhiệt mà chính sự lặng lẽ, nên thơ và rất đỗi oai hùng đã đi sâu vào lòng người. Để rồi ai cũng phải sững lại trước nét đẹp ấy, một cảm giác khó tả khiến bất kỳ ai cũng phải luyến lưu.

Ngày 10/12/2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2025 tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Việc đi bộ dạo quanh thành phố Huế để có thể tự do khám phá những điểm mới lạ, những di tích, danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc nghệ thuật hay đơn giản là thả mình vào khung cảnh dịu dàng, thơ mộng nơi đây là trải nghiệm vô cùng thú vị. Tuy nhiên, với vị trí nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh hưởng kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nên thời tiết Huế chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô ở dây rất nắng và nóng, các tháng cao điểm (5, 6) nóng nhất lên tới 38-40oC. Còn mùa mưa với đặc trưng mưa nhiều, thời tiết khá lạnh, nhiệt độ từ 20-22oC, có thể thấp hơn, điều này sẽ gây cản trở đối với du khách đi bộ ở Huế.

Học tập kinh nghiệm từ Singapore, việc áp dụng mô hình mái che cho người đi bộ có thể đem lại cho thành phố thơ mộng bên dòng sông Hương những lợi ích như: Làm thay đổi cảnh quan, diện mạo cho thành phố với kiến trúc mái che độc đáo, sử dụng những thiết kế mang đậm bản sắc nơi đây; Trong những ngày mưa hay nắng thì việc lang thang giữa những khu phố mà không có mái che thì rất bất tiện và ảnh hưởng đến mọi người, vì thế, mái che giúp tạo nên không gian râm mát và thông thoáng để mọi người có thể đi lại dễ dàng và thuận tiện; Ngoài ra, việc sử dụng mái che giúp cho mọi người tránh được những tác động của thời tiết như tia UV nên bảo vệ được sức khỏe của mọi người một cách tốt nhất.

Lối đi có mái che là một điều hết sức cần thiết với những nước có khí hậu nhiệt đới, nắng nóng và mưa nhiều như Việt Nam, đặc biệt với thành phố du lịch như ở Huế. Không chỉ mang lại sự tiện lợi, sức khỏe, hệ thống mái che còn kết nối con người với con người. Đó thực sự là một kiến trúc vị dân sinh, một mái nhà chung cho toàn xã hội./.

Ths.KTS Nguyễn Minh Đức – Giám đốc Viện Nhà ở và Công trình công cộng (Viện Kiến trúc Quốc gia)

Pháp lý xây dựng

Tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 6/1, tại Khu di tích lịch sử chùa Trầm, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức Lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam

Với mong muốn tiếp tục tìm kiếm những giải pháp, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học hướng tới mục tiêu bảo tồn, kế thừa và phát triển bền vững các giá trị văn hóa kiến trúc và không gian thờ cúng các dòng họ. Tập đoàn Xherozone, Công ty Cổ phần Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu (Viện PTKHTC) đã tổ chức Tọa đàm “Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam”.

“Tiếp sức” cho nhà vườn cổ xứ Huế

Thừa Thiên Huế vừa tiếp tục triển khai các giải pháp để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng. Trong đó, các chính sách hỗ trợ cho trùng tu là nguồn lực giúp các nhà vườn giữ được di sản kiến trúc độc đáo của cha ông, đồng thời mở ra cơ hội để phát triển du lịch.

Tu bổ, tôn tạo Đền Thượng, Đền Trung: Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, kiến trúc xứ Đoài

Đền Thượng, đền Trung, tọa lạc tại hệ thống núi Ba Vì, núi Tản, là 02 công trình nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) - vị thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” của Việt Nam, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai của nhân dân ta, có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới tác động của môi trường, qua thời gian, một số hạng mục công trình tại di tích đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

Bình Định: Phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc đặc biệt Tháp Dương Long

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở xã Tây Bình và Bình Hòa, huyện Tây Sơn với kinh phí hơn 93 tỷ đồng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi