Lời giải nào cho bảo tồn, phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang?

Lời giải nào cho bảo tồn, phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang?

Trước thực trạng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đang bị mai một, cũng như một số khó khăn trong việc bảo tồn tiếng DTTS trên địa bàn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đáng báo động đó vẫn có một số tấm gương điển hình tự nguyện cống hiến để truyền dạy tiếng dân tộc với ý thức về bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số của mình.
10:16, 27/02/2024

Trong bài viết này, tác giả xin gửi tới bạn đọc về những giải pháp khả thi nhất cho việc tìm lời giải cho bảo tồn, phát huy ngôn ngữ các DTTS của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của việc bảo tồn ngôn ngữ các DTTS, cũng như tiếp nhận các kiến nghị của những người có uy tín trong đồng bào DTTS về bảo tồn tiếng dân tộc. Tháng 02/2023, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã có Tờ trình số 01/TTr-BDT ngày 01/02/2023 đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh về việc xây dựng Đề án "Bảo tồn, phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang" (Gọi tắt là Đề án).

Ngày 10/02/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã có Văn bản số 513/UBND-KGVX giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan xây dựng Đề án, trình UBND tỉnh tại phiên họp tháng 9/2023.

Lớp học tiếng Sán Chay tại thôn Đồng Bây, xã An Lạc, huyện Sơn Động

Khi thực hiện Đề án, với nhiệm vụ được giao, nhóm thực hiện Đề án của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã bắt tay vào nghiên cứu tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo tồn ngôn ngữ các DTTS để làm cơ sở pháp lý; thực hiện các bước khảo sát, trao đổi trực tiếp với những gương điển hình đã truyền dạy tiếng dân tộc ở một số huyện trong tỉnh để nắm rõ những phương thức, cách làm, những khó khăn thực tế và có thể là kinh nghiệm để dự báo kết quả đạt.

Qua công tác thực tiễn tại cơ sở, nhóm thực hiện Đề án đã tập hợp ý kiến của những người có uy tín, nghệ nhân ưu tú, cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số quan tâm tới công tác bảo tồn tiếng dân tộc để có thêm kinh nghiệm và nắm bắt được nhu cầu thực tiễn của đồng bào dân tộc đối tượng hưởng thụ lợi ích của Đề án. Đồng thời, nhóm công tác thường xuyên báo cáo, trao đổi trong tập thể lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh để cùng có phương án tháo gỡ khó khăn, tâm tư trăn trở của người thực hiện Đề án.

05 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án

Trong Đề cương chi tiết tại Quyết định số 537/QĐ-UBND ngày 11/4/2023 mà Ban Dân tộc tỉnh đã đề xuất, được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt, có những nội dung về nhiệm vụ và giải pháp như sau:

Bác Đàm Văn Tình dạy tiếng Sán Chay tại thôn Đồng Bây, xã An Lạc, huyện Sơn Động

Về nhiệm vụ, Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND các huyện và cơ quan liên quan thực hiện 5 nhiệm vụ của Đề án:

Một là, thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng DTTS trong cộng đồng và nhu cầu học tiếng DTTS để làm căn cứ xây dựng Đề án. Có được kết quả điều tra này, sẽ là cơ sở để xây dựng Đề án....

Hai là, điều tra, thống kê những cán bộ, công chức, viên chức, nghệ nhân người DTTS, người có uy tín trong đồng bào DTTS thông thạo tiếng DTTS, có khả năng, điều kiện, tâm huyết trong việc truyền dạy tiếng dân tộc.

Vai trò của các già làng, trưởng bản, những công chức, viên chức là con em người DTTS đã được học hành đào tạo bài bản, còn thông thạo tiếng dân tộc, có tâm huyết tham gia vào việc thực hiện các nội dung của Đề án. Trong đó xác định, họ là những sứ giả tốt nhất truyền tải thông điệp về những nội dung của Đề án tới đồng bào các DTTS.

Ba là, xây dựng Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho lực lượng truyền dạy tiếng DTTS. Có nhiều người DTTS thông thạo tiếng dân tộc, có điều kiện, tâm huyết trong việc bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc mình; nhưng do không có kỹ năng sư phạm cơ bản, nên việc tự giác tổ chức các lớp truyền dạy tiếng dân tộc hiệu quả chưa cao.

Bốn là, xây dựng bộ tài liệu truyền dạy tiếng dân tộc (tài liệu lưu hành nội bộ) của 7 DTTS là: Tày, Nùng, Hoa, Dao, Sán Chí, Cao Lan, Sán Dìu. Vấn đề khó khăn nhất trong việc bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 7 thành phần DTTS nói trên không có chữ viết riêng; không có tài liệu truyền dạy tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định (Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Chủ tịch UBND tỉnh), nên hiệu quả các lớp học tiếng dân tộc vừa qua chưa cao.

Năm là, xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh về truyền dạy tiếng DTTS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trong cộng đồng để huy động được sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ tỉnh tới cơ sở; tạo sự nhận thức chung, đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy tiếng DTTS trên địa bàn.

Khuyến khích việc sử dụng tiếng DTTS trong cộng đồng, để tạo môi trường phát huy ngôn ngữ dân tộc.

Lớp học tiếng dân tộc Tày của cô giáo Dương Thị Bền trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động

Đề xuất 4 giải pháp cơ bản

Từ thực trạng và một số khó khăn trong việc bảo tồn tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung môn học tiếng dân tộc vào hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa của các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang coi đây là giải pháp quan trọng, để lan tỏa phong trào học và sử dụng tiếng DTTS trong nhà trường và cộng đồng; đây cũng là những thế hệ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số những người DTTS không còn nói được tiếng mẹ đẻ, nhưng lại có trách nhiệm gìn giữ, bản tồn văn hóa các DTTS cho muôn đời sau.

Thứ hai, xây dựng cơ chế chính sách của tỉnh hỗ trợ cho người học, người truyền dạy tiếng DTTS. Bảo tồn, phát huy ngôn ngữ các DTTS là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng như yêu cầu tại Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của  Chính phủ quy định về chế độ chính sách đối với người dạy, người học tiếng DTTS.

Thứ ba, áp dụng việc chuyển đổi số trong giáo dục vào Đề án, đó là phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác truyền dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình truyền dạy; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến… để mọi người, mọi miền, ở bất cứ nơi đâu đều có thể tự học được tiếng dân tộc của tỉnh Bắc Giang.

Thứ tư, tuyên truyền về sự cần thiết của bảo tồn, phát huy tiếng DTTS; khuyến khích việc sử dụng tiếng DTTS trong cộng đồng, để tạo môi trường phát huy ngôn ngữ dân tộc. Môi trường sử dụng tiếng DTTS đang dần bị mất đi, giờ đây cần phải tạo lập lại thông qua việc truyền dạy tiếng DTTS trong cộng đồng, nhà trường và hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày của chính người DTTS. Hơn ai hết, họ chính là những người phải có trách nhiệm truyền dạy ngôn ngữ mẹ đẻ cho con em mình. Vì vậy, để tạo môi trường sử dụng ngôn ngữ DTTS trong cộng đồng, thì công tác tuyên truyền, giáo dục phải được tăng cường thường xuyên liên tục.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang hi vọng trên cơ sở những giải pháp đồng bộ và cách thức thực hiện tiếp cận gần nhất với thực tế như hiện nay sẽ là "Lời giải cho bài toán" bảo tồn, phát huy ngôn ngữ các DTTS tỉnh Bắc Giang được tháo gỡ từng bước và đạt tới nguyện vọng; ngôn ngữ các DTTS tỉnh Bắc Giang sẽ từng bước được khôi phục vững chắc. Đồng thời góp phần là cơ sở cho việc phát triển bền vững văn hóa cộng đồng các DTTS của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay và cũng là điều kiện quan trọng phát triển du lịch cộng đồng vùng cao.

Bảo tồn, phát huy ngôn ngữ các DTTS tỉnh Bắc Giang chính là hoạt động có ý nghĩa trong việc góp phần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, đồng hành với công tác bảo vệ an ninh văn hóa quốc gia ở vùng "phên dậu" phía Bắc của Tổ Quốc.

Cổng thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Đề nghị di chỉ khảo cổ Mái đá Ngườm là Di tích Quốc gia đặc biệt

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn ở Trung ương và UBND huyện Võ Nhai lập hồ sơ đề nghị công nhận di chỉ khảo cổ Mái đá Ngườm là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Làng Cựu phát triển giá trị văn hóa kiến trúc – du lịch làng nghề

Làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 40km về phía Nam. Từ một làng thuần nông nghèo những năm đầu thế kỷ 20, người làng Cựu đã phát triển và nổi tiếng trên đất Kinh Kỳ với nghề may vào những năm 1930, 1940. Làng Cựu còn được biết đến với việc sở hữu nhiều biệt thự tráng lệ, kiến trúc giao thoa giữa truyền thống và ảnh hưởng kiến trúc Châu Âu. Hiện nay làng Cựu vẫn còn giữ nguyên được nhiều ngôi nhà có giá trị kiến trúc, các công trình tín ngưỡng và không gian công cộng như đình làng, sân đình, giếng làng,… là đặc trưng kiến trúc của vùng Đồng bằng sông Hồng. Câu chuyện bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc làng nghề truyền thống trong nông thôn mới vẫn là bài toán khó quy hoạch cho các địa phương.

Phát huy các giá trị đền Tả Phủ Linh Từ (Lạng Sơn)

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh,” Ai từng đặt chân tới xứ Lạng đều được nghe tới câu ca dao lưu truyền bao đời nay ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất vùng biên giới phía Bắc này. Thiên nhiên nơi đây kì thú hiếm nơi nào có, phố chợ Kỳ Lừa sầm uất bên bờ sông Kỳ Cùng của ngon vật lạ chả thiếu chi.

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An

UBND tỉnh Quảng Nam vừa gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Hà Nội: Tạo diện mạo mới cho Đình Thanh Hà

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với Thăng Long-Hà Nội, ngày 1/3/2024, quận Hoàn Kiếm đã khởi công tu bổ, tôn tạo Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia Đình Thanh Hà, số 10 phố Ngõ Gạch, phường Đồng Xuân.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi