Khánh thành nhà máy đốt rác phát điện công nghệ cao tại Bắc Ninh

Khánh thành nhà máy đốt rác phát điện công nghệ cao tại Bắc Ninh

(Vietnamarchi) - Chiều 11/1 tại thị xã Thuận Thành, UBND tỉnh Bắc Ninh chính thức khánh thành nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát điện với giá trị đầu tư 74 triệu (khoảng 1.812 tỉ đồng). Nhà máy đi vào hoạt động không chỉ tạo ra nguồn năng lượng sạch, bền vững, mà còn giảm thiểu các tác động tiêu cực của rác đến môi trường, biến điện rác trở thành nguồn điện sạch trong tương lai.
21:01, 13/01/2024

 

Đại biểu cắt băng khánh thành nhà máy. Ảnh: Báo Dân trí.

Nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại bậc nhất

Nhà máy là dự án hợp tác đầu tư giữa CTCP Môi trường Thuận Thành với Tập đoàn JFE Engineering Corporation (Nhật Bản), được khởi công xây dựng tháng 1/2022 và hoàn thành tất cả các hạng mục vào tháng 10/2023. Đây là dự án quan trọng góp phần bảo vệ môi trường, tái tạo năng lượng, phát triển xanh bền vững và đóng góp vào tín chỉ carbon của Việt Nam.

Nhà máy được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp phép môi trường và tiếp nhận, xử lý chất thải rắn từ ngày 1/1/2024, vận hành thử nghiệm từ ngày 8/1/2024 và dự kiến vận hành thương mại vào quý 2/2024.

Dự án được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tài chính Hỗn hợp Phần Lan (IFC) hợp tác tài trợ số vốn vay và được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tài chính thông qua Chương trình tài trợ cho các dự án mẫu về Cơ chế tín chỉ chung (JCM) trong năm tài chính 2021.

Toàn cảnh nhà máy điện rác vừa được khánh thành tại Bắc Ninh

Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án khoảng 74 triệu USD. Trong đó, Bộ Môi trường Nhật Bản tài trợ 20 tỷ yên (tương đương 18 triệu USD), IFC của thuộc WB hợp tác tài trợ số vốn vay là 30 triệu USD và 10 triệu USD còn lại là vốn đối ứng của chủ đầu tư.

Với công nghệ xử lý rác hiện đại nhất hiện nay, khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ xử lý 600 tấn rác/ngày, giúp giảm lượng rác thải chôn lấp. Từ đó giảm thiểu các tác động đến môi trường, đồng thời giải quyết được vấn đề thiếu hụt điện năng nhờ đốt rác thải và tận dụng thu hồi nhiệt năng sinh ra trong quá trình đốt để tạo năng lượng điện (tái chế nhiệt). Ước tính, nhà máy bổ sung vào lưới điện Quốc gia khoảng 100 triệu KWh/mỗi năm.

Giải quyết sức ép ô nhiễm môi trường, biến rác thành tài nguyên

Ông Tetsuya Yagi, Thứ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết, đây là dự án được Chính phủ và cơ quan bộ ngành, chính quyền hai nước hết sức quan tâm và là một trong những dự án tiêu biểu nằm trong chuỗi các hoạt động xúc tiến đầu tư giữa Chính phủ hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Ông Tetsuya Yagi, Thứ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Báo Dân trí

Ông Tetsuya Yagi hy vọng trước mắt, nhà máy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả việc xử lý rác thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, thông qua những sự hợp tác công - tư giữa hai nước, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cùng nhau hướng tới những mục tiêu lớn về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải nhấn mạnh: hiện nay, Bắc Ninh đang phải đối mặt với vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường về nước thải, khí thải và chất thải rắn sinh hoạt, trong đó chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày là một trong những vấn đề bức xúc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải. Ảnh: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Mỗi ngày Bắc Ninh đang phát sinh khoảng 1.200 tấn rác thải sinh hoạt, chưa kể hàng trăm tấn rác thải công nghiệp và số lượng rác tăng khoảng 5 - 10% một năm. Bắc Ninh hiện có 4 nhà máy đốt rác phát điện, với tổng công suất từ 1.300 - 1.500 tấn/ngày.

Theo đó, kế hoạch từ năm 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh ghi nhận và biểu dương sự quyết tâm, cố gắng của các nhà đầu tư đã sớm khởi công và đưa nhà máy chính thức đi vào hoạt động; đồng thời, đề nghị chủ đầu tư vận hành nhà máy liên tục, ổn định, an toàn, hiệu quả; bảo đảm các nguồn thải sau khi xử lý đạt các quy chuẩn môi trường Việt Nam, thực hiện nghiêm các nội dung trong Giấy phép môi trường đã được cấp. Cùng với đó, chủ đầu tư cần thực hiện tốt chế độ đãi ngộ với công nhân làm việc trong nhà máy; quan tâm hơn nữa vấn đề an sinh xã hội tại địa phương.

Pháp lý xây dựng

Đoàn công tác của Bộ Xây dựng giám định nguyên nhân sự cố công trình thủy điện Đắk Mi 1 (Kon Tum)

Trước sự cố giàn giáo khi đổ bê tông đập thủy điện Đắk Mi 1 tại xã Đăk Choong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, ngày 31/12/2024, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) ban hành Công văn số 1347 /BXD-GĐ về việc thực hiện Công điện số 142/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Đoàn công tác đến hiện trường để giám định nguyên nhân sự cố, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn xây dựng tại công trình.

Đại hội Fullhouse Group lần thứ VI kết nối – hợp tác – vươn xa

Fullhouse Group – nơi quy tụ các nhà thầu uy tín trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nội thất và vật liệu thiết bị hoàn thiện chính thức tổ chức Đại hội lần thứ VI.

Viện Kiến trúc Quốc gia triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều 26/12, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển, Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAr) tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025. Đồng thời, chương trình “Gặp mặt cán bộ, viên chức, người lao động làm việc qua các thời kỳ (1979-2024)” cũng đã được diễn ra trong không khí trang trọng và thân mật.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lan tỏa thông điệp vì môi trường biển đảo qua ngày hội sống xanh

Ngày hội sống xanh tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững biển đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024 với chủ đề "Vì biển đảo xanh" do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng UBND huyện Côn Đảo tổ chức chính thức khai mạc sáng nay, ngày 17/12 tại huyện Côn Đảo.

Di sản Huế: nền tảng để phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

Phát triển kinh tế từ giá trị di sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Thừa Thiên - Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, lấy di sản làm nền tảng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi