Hà Nam: Phát triển sản phẩm OCOP mang bản sắc văn hóa địa phương

(Vietnamarchi) - Các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Nam hiện nay đã phát triển cả về số lượng và chất lượng sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”. Giờ đây, sản phẩm OCOP được khẳng định giá trị không chỉ là về kinh tế mà còn là giá trị văn hóa để khuyến khích, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách hàng.
15:22, 28/05/2024

Theo đó, tại tuần lễ giới thiệu và trưng bày sản phẩm OCOP năm trước các đặc sản, nông sản an toàn được tổ chức tại rạp chiếu bóng Biên Hòa – thuộc không gian phố đi bộ thành phố Phủ Lý. Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Nam và các tỉnh khu vực phía Bắc được trưng bày, trong số đó có bánh đa Kiện Khê, một đặc sản nổi tiếng của Thanh Liêm bấy nay. Được biết sản phẩm bánh đa Kiện Khê đã và đang được bày bán ở rất nhiều khu, điểm du lịch và các trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình… Mặc dù mẫu mã vẫn chưa thực sự hấp dẫn, nhưng bánh đa Kiện Khê luôn được nhiều người khen ngợi về chất lượng. Đối với nhiều hộ dân ở Kiện Khê, từ lâu việc làm bánh trở đã thành công việc thường ngày. Câu chuyện làm ra tấm bánh đa cũng mang trong mình nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa làng sâu sắc. Bởi lẽ, bên cạnh một công việc, một nghề nghiệp được người dân lựa chọn để mưu sinh còn thể hiện tinh thần bền bỉ, khéo léo, chịu thương chịu khó của con người nơi đây trước sự thay đổi và phát triển của cuộc sống.

Sản phẩm Bánh đa nướng OCOP của Hà Nam tại Tuần lễ giới thiệu và trưng bày sản phẩm OCOP 2024 (Ảnh: Báo Hà Nam)

Dưới bàn tay tỉ mỉ của những người dân cần cù tại vùng quê chiêm trũng Hà Nam  những sản phẩm thủ công truyền thống được tạo ra từ chính những hạt lúa, củ khoai  được chế tạo độc đáo khác như: Bánh đa nem làng Chều, bánh quế Tiêu Động, cơm cháy xã Ngọc Lũ, gạo Bắc thơm Bình Mỹ, huyện Bình Lục... đã đi vào đời sống, tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi làng nghề. Khi tham gia chương trình, các sản phẩm được đánh giá, giám sát, nâng cao chất lượng, kết nối, xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiêu thụ tốt hơn. Đặc biệt trong những năm qua, nhờ sự phát triển của du lịch và công nghệ nên các sản phẩm OCOP của Hà Nam mà việc thâm nhập thị trường trong nước và quốc tế ngày càng một sâu rộng. Như câu chuyện cá kho Nhân Hậu vào Nam, ra nước ngoài bây giờ đã không còn là một mơ ước xa xôi nữa.

Theo ông Trần Xuân Thực, chủ cơ sở sản xuất cá kho Phong Thực, Chủ tịch Hiệp hội cá kho Nhân Hậu và cũng là chủ thể sản phẩm OCOP 3 sao cá kho Phong Thực cho biết, hiện mỗi năm cơ sở của ông sản xuất và tiêu thụ hơn 1.000 nồi cá kho, giá trung bình mỗi nồi 750.000 đồng. Được biết, món cá này là một trong những đặc sản tiến vua của Hòa Hậu trước đây và trong thời điểm hiện tại là một món ăn dân dã, khá nổi tiếng vì bí quyết tạo ra sản phẩm cũng như hương vị món ngon đặc trưng của vùng quê không giống với bất cứ nơi đâu. Sự khác biệt đó khiến món cá kho tại vùng quê chiêm trũng này trở nên hấp dẫn, độc đáo trong lòng thực khách, trở thành thứ quà biếu, quà tặng trang trọng vào mỗi dịp đặc biệt.

Món cá kho Nhân Hậu ngon nức tiếng thường xuyên được nhiều người dân, du khách mua về ăn hoặc làm quà (Ảnh minh họa)

Anh Nam, một thực khách từ Hà Nội đã cất công về tận cơ sở cá kho Phong Thực để mua sản phẩm và trải nghiệm thực tế cho biết, cá kho Nhân Hậu nói là món dân dã nhưng chủ yếu dành cho những người sành ăn, có tiền mới mua được. Bởi vì, chả người nông dân nào bỏ tiền ra mua nồi cá gần một triệu đồng về ăn cơm bữa! Nhưng đây là giá trị của sản phẩm, nó được cộng hưởng từ giá trị kinh tế và văn hóa. Nếu không có câu chuyện tiến vua, câu chuyện về sự hòa quyện ẩm thực 3 miền trong nồi cá kho nhỏ nhắn ấy thì khách khó có thể rung động bỏ tiền mua về làm quà, mong muốn nó là thứ quà có ý nghĩa chân thành nhất.

Để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi vì sao nói niêu cá này lại hòa quyện ẩm thực 3 miền? Ông Trần Xuân Thực, chủ cơ sở cá kho Phong Thực tiếp tục chia sẻ với những  vị khách đã về tham quan cơ sở và mua hàng như sau:

Thứ nhất, nồi cá là sản phẩm gốm Nghệ An, Thanh Hóa; Thứ hai, nước mắm dùng để kho cá phải là loại nước mắm Nha Trang; Thứ 3, cá trắm đen phải là loại được nuôi ở vùng quê Bình Lục, ăn ốc và sống trong môi trường tự nhiên bảo đảm sạch sẽ, hoặc có thể là cá của vùng Hải Phòng chắc thịt, không béo. Những gia vị như gừng, riềng, chanh, sả… được mua chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Chỉ với những chi tiết ấy, phần nào giúp cho người mua cảm thấy mình đang được ăn món ngon quê nhà, trở thành câu chuyện văn hóa, lịch sử đậm tính nhân văn, truyền thống vùng miền.

Đến với sản phẩm của làng nghề dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên, ông Phạm Trung Định trưởng thôn cũng cho biết, làng nghề dệt có từ lâu, bây giờ trở thành nghề chính của người dân trong thôn. Sản phẩm lụa Nha Xá giờ đây nổi tiếng xa gần, có mặt ở nhiều thị trường lớn. Làng nghề ngoài sản xuất còn là nơi tham quan, trải nghiệm của khách du lịch gần xa. Sản phẩm của Hợp tác xã Du lịch sinh thái dệt lụa Hồng Tiến là một trong 42 sản phẩm OCOP của thị xã Duy Tiên có chất lượng tốt. Điều đáng nói nhất hiện nay khi sản phẩm dệt của làng nghề sản xuất đến đâu, hết đến đó thậm chí có thời điểm còn “cháy hàng” là nhờ tác động của du lịch và chuyển đổi số.

Sản phẩm lụa Nha Xá luôn được nhiều người tiêu dùng ưa thích (Ảnh Báo Hà Nam)

Qua những thông tin được thu thập từ thực tế, lụa Nha Xá được ưa chuộng bởi ẩn chứa trong nó là cả câu chuyện văn hóa hấp dẫn khách hàng. Đó là việc truyền nghề, kỹ năng làm nghề của người thợ. Đó là sự vượt qua khó khăn của người dân lao động sau biến cố của lịch sử và thời gian, từ đó hình thành ý thức trọng nghề, tình cảm yêu nghề, tôn trọng tổ nghề và luôn bảo vệ, duy trì quy tắc nghề nghiệp riêng của làng…

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ cho đến nay toàn tỉnh Hà Nam đã có 122 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 105 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 17 sản phẩm đạt hạng 4 sao. Thị xã Duy Tiên là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP, gồm 14 sản phẩm hạng 4 sao, 30 sản phẩm hạng 3 sao. Tiếp đó là thành phố Phủ Lý (27 sản phẩm), Bình Lục (15 sản phẩm), Thanh Liêm (14 sản phẩm), Kim Bảng (8 sản phẩm).

Đông đảo các sản phẩm OCOP của Hà Nam được bày bán tại Tuần lễ giới thiệu và trưng bày sản phẩm OCOP 2024 (Ảnh Báo Hà Nam)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến năm 2024, toàn tỉnh có 05 huyện, thành phố đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP với tổng số 43 ý tưởng sản phẩm và đang tiến hành rà soát sản phẩm đủ điều kiện trình UBND tỉnh phê duyệt tham gia Chương trình OCOP năm 2024. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất sản phẩm được chứng nhận OCOP phát triển cả về sản lượng và doanh thu (sản lượng tăng từ 15% đến 20%, doanh thu tăng 10%).

Ông Trương Quốc Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam cho biết, nếu sản phẩm chỉ đạt mục đích để thực hiện mục tiêu nông thôn mới nâng cao cho các địa phương mà không nghĩ việc biến thành sản phẩm du lịch thì chắc chắn các sản phẩm OCOP của chúng ta tồn tại và phát triển không bền vững. Muốn tham gia vào thị trường du lịch hoặc lớn hơn thế, các sản phẩm OCOP của Hà Nam phải thực sự phản ánh được tính đặc sắc của các vùng quê, vai trò của các chủ thể rất quan trọng. Khía cạnh khác, chương trình OCOP sẽ trở thành kênh truyền thông cho văn hóa địa phương không chỉ tác động đến người tiêu dùng, tới khách du lịch mà còn tới chính chủ thể thông qua mỗi sản phẩm.

Pháp lý xây dựng

Cơ hội lái thử VinFast VF 6 và nhận loạt ưu đãi hấp dẫn khi mua xe

Chuỗi sự kiện Ngày hội trải nghiệm VinFast VF 6 trong những ngày cuối tháng 7 - đầu tháng 8 là cơ hội để khách hàng cả nước trực tiếp trải nghiệm mẫu SUV điện cỡ B và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất từ trước đến nay khi đặt cọc mua xe.

Chuyên gia: "Mỗi người dân cần chung tay vì một Việt Nam xanh"

Cùng với những hành động tiên phong của VinFast, các chuyên gia cho rằng để đưa đất nước tiến gần hơn tới mục tiêu chuyển đổi xanh còn cần sự chung tay, ủng hộ và đồng lòng của cộng đồng người dân Việt Nam.

Người dùng Việt: Nâng cấp hoàn hảo, VF 8 Lux “không thể chê” điểm nào

Thiết kế, trang bị đẳng cấp làm nên tên tuổi của SUV điện nhà VinFast, kết hợp hoàn hảo cùng sơn 2 tone màu độc quyền và trợ lý ảo ViVi “siêu thông minh”, VF 8 Lux là dòng xe điện hứa hẹn khuấy đảo thị trường.

9X mua VinFast VF 7 vì “thiết kế đẹp, trải nghiệm lái thể thao, tiết kiệm vượt xa xe xăng”

Anh Nguyễn Hữu Thọ (Nghệ An) chọn VinFast VF 7 vì trải nghiệm lái thể thao không có ở các đối thủ cùng phân khúc, bên cạnh sự hài lòng về thiết kế, tiện nghi.

Đặt cọc VF 5 Plus hôm nay, chớp cơ hội cuối để trả góp chỉ 5 triệu đồng mỗi tháng

Tiết kiệm từ chi phí sở hữu ban đầu đến chi phí sử dụng, nhiều người dùng đang nhanh chóng đặt cọc VF 5 Plus trong ngày 10/7 – ngày cuối được hưởng nhiều ưu đãi và thoải mái chọn màu sơn.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi