Grand Ring - Biểu tượng cho một thế giới đoàn kết tại EXPO 2025

Grand Ring - Biểu tượng cho một thế giới đoàn kết tại EXPO 2025

Một công trình kiến trúc khổng lồ bằng gỗ đang được xây dựng trên đảo Yumeshima của thành phố Osaka (Nhật Bản). Với tên gọi Grand Ring (Vòng mái lớn), đây là địa điểm diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025.
12:22, 09/07/2024

Grand Ring là cấu trúc vòng tròn khổng lồ bằng gỗ do kiến trúc sư Sou Fujimoto thiết kế theo quan niệm “Thống nhất trong đa dạng”. Công trình này là biểu tượng của Expo 2025 với ý nghĩa toàn thế giới đoàn kết thành một thể thống nhất, đồng thời cũng thể hiện rõ nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản với việc sử dụng kỹ thuật xây dựng “nuki koho”. Đây là phương pháp xây dựng truyền thống đặc trưng của Nhật Bản, trong đó các thân gỗ được ghép với nhau không phải bằng đinh mà bằng cách xuyên qua nhau một cách khéo léo. Kỹ thuật này được các thợ xây Nhật Bản thực hiện tại nhiều công trình kiến trúc đền chùa từ thời kỳ xa xưa, trong đó đáng chú ý có công trình chùa Koyomizu, một di tích lịch sử nổi tiếng ở cố đô Kyoto của Nhật Bản.

(Ảnh 3D: Sou Fujimoto Architects)

Ước tính 20.000 mét khối gỗ sẽ được sử dụng để xây dựng công trình trên. Các thanh ngang là gỗ cây tuyết tùng từ tỉnh Fukushima, còn các cột đứng là gỗ cây bách từ đảo Shikoku. Chi phí cho việc xây dựng Grand Ring vào khoảng 235 tỷ yen (gần 1,5 tỷ USD), tăng thêm 52,7 tỷ yen do tình trạng tăng giá trong ngành xây dựng.

Đại diện truyền thông của EXPO 2025, chị Nakai Megumi khẳng định Grand Ring là điểm nổi bật của EXPO 2025, là nơi quy tụ các gian trưng bày của các quốc gia trên thế giới, tượng trưng cho một thế giới đoàn kết.

(Ảnh: instagram/expo2025japan)

Grand Ring không chỉ đóng vai trò là địa điểm chính của EXPO 2025 mà còn cung cấp điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp từ trên cao. Tầng 1 được gọi là Grand Walk, là vòng lưu thông chính của EXPO 2025, bảo vệ du khách khỏi mưa và nắng. Tầng thượng của Grand Ring là một lối đi rộng rãi gọi là “Sky Walk”. Dự kiến, Sky Walk sẽ được phủ đầy các loài hoa và cây xanh theo mùa. Từ Sky Walk, du khách có thể tản bộ, quan sát từ nhiều điểm khác nhau trên sân thượng, tận hưởng không gian hiện đại của EXPO 2025 và sự quyến rũ của khung cảnh được bao quanh với biển và bầu trời xanh của đảo Yumeshima. Trên sân thượng, khách tham quan có thể đi lên mái và trải nghiệm bề mặt mái được nâng lên giống như bờ đất, cho phép du khách cảm thấy hoàn toàn hòa mình vào môi trường thiên nhiên xung quanh.

Phó Tổng thư ký Hiệp hội Triển lãm Thế giới 2025 Nhật Bản, ông Takashina Jun cho biết theo kế hoạch, EXPO 2025 sẽ diễn ra trong 184 ngày, từ ngày 13/4 đến ngày 13/10/2025 với chủ đề “Thiết kế xã hội tương lai cho cuộc sống của chúng ta”. Tổng cộng có 161 quốc gia, khu vực và 9 tổ chức quốc tế đã xác nhận tham gia EXPO 2025.

Như vậy, chỉ còn chưa đầy một năm nữa triển lãm sẽ bắt đầu. Hiện tại, khu vực EXPO 2025 là một công trường với công trình Grand Ring và một số không gian trưng bày độc lập vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Theo kế hoạch, thời điểm hợp long vòng tròn Grand Ring sẽ là vào mùa Thu năm 2024 và hoàn thiện toàn bộ sẽ là vào tháng 2/2025.

(Ảnh 3D: Expo 2025)

EXPO 2025 sẽ có 3 khu vực trưng bày, trong đó khu A là do chính các đơn vị tham gia EXPO tự đảm nhận toàn bộ quá trình xây dựng, khu B do đơn vị tổ chức xây dựng, còn các đơn vị tham gia EXPO sẽ hoàn thiện phần nội thất và khu C sẽ do đơn vị tổ chức xây dựng gian trưng bày cũng như hoàn thiện nội thất. Ngoài các gian hàng độc đáo của tất cả các quốc gia khác nhau, EXPO 2025 sẽ trưng bày nhiều công nghệ tiên tiến như robot giao hàng, hệ thống dịch tự động và các giải pháp di chuyển thế hệ tiếp theo như môtô bay hay các công nghệ y học tái tạo.

EXPO 2025 dự kiến sẽ thu hút 28 triệu du khách với kỳ vọng đem lại cho Nhật Bản tác động kinh tế khoảng 2.900 tỷ yên.

 

https://ashui.com/mag/chuyenmuc/kien-truc/20392-grand-ring-bieu-tuong-cho-mot-the-gioi-doan-ket-tai-expo-2025.html

Pháp lý xây dựng

Việt Nam và Áo chia sẻ kinh nghiệm về quản lý quy hoạch đô thị, nông thôn

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm Trưởng đoàn và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có buổi làm việc tại Cộng hòa Áo.

Những Di sản Thế giới mới năm 2024 của UNESCO

Cùng chiêm ngưỡng các Di sản Thế giới mới được UNESCO công nhận vào năm 2024.

Những người chiến thắng Giải thưởng UIA 2023

Để khuyến khích thành tích, công nhận tài năng và khen thưởng những thành tựu có ý nghĩa quốc tế, Liên minh Kiến trúc sư Quốc tế (UIA) trao giải ba năm một lần trong Đại hội Kiến trúc sư Thế giới của UIA.

6 công trình Việt Nam đạt Giải thưởng Cộng đồng Kiến trúc Thế giới WA Award lần thứ 43

Vừa qua, Giải thưởng WA Awards (World Architecture Community Award) lần thứ 43 đã công bố kết quả với 47 dự án chiến thắng đến từ 23 quốc gia khác nhau, trong đó, Việt Nam vinh dự có 6 công trình đạt giải bảo gồm: Triangle 434 Resort, ICT Complex Building, Phu Quy Island Community Living Center, Yen Vietnamese Restaurant, UNDER TREES_Renoving the Novotel hotel SaiGon Centre’s Interior Space và Trinh Cung Gallery & Studio.

G7 nhất trí tăng tốc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch

Khối cường quốc công nghiệp G7, gồm 7 thành viên Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Canada, Ý, nhất trí tăng tốc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch như than và dầu khí. Đồng thời, đồng ý thúc đẩy phát triển năng lượng gió và mặt trời. Cam kết này được đưa ra trong tuyên bố chung hôm nay 16/4 của Hội nghị bộ trưởng khí hậu, năng lượng và môi trường G7 vừa kết thúc ở thành phố Sapporo, Nhật Bản.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi