Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội, cần lưu ý gì?

Hà Nội đang tổ chức triển khai lấy kiến các cơ quan, tổ chức và cộng đồng về Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô đến 2045, tầm nhìn đến 2065 và dự kiến trình thành phố trong tháng 12.
15:21, 18/12/2023
Ảnh minh họa: Tuổi trẻ thủ đô

PV: Xin ông cho biết quan điểm của mình về Đề án điều chỉnh Quy hoạch chung của thành phố Hà Nội đang thực hiện lấy ý kiến?

KTS Trần Huy Ánh: Theo tôi, Nghiên cứu Thuyết minh Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô cho thấy có 5 tồn tại lớn nhất không thể bỏ qua.

Thứ nhất là làm thế nào để Hà Nội đủ nước sạch. Bởi vì, thủ đô càng ngày càng mở rộng, nhưng dự báo về số lượng dân cư khá tùy tiện, thiếu cơ sở. Điển hình như sự cố nước sạch tại khu đô thị Thanh Hà vừa qua, vẽ ra thì dễ nhưng khi người dân đến ở thì đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch.

Hà Nội phát triển nhưng không phải là không có giới hạn và việc tính toán về nhu cầu nước rất quan trọng. Quy hoạch trước đây đã tính toán sai, chỉ sau 10 năm thực hiện thấy thiếu nước sạch. Dự báo nước sạch thiếu hụt: năm 2011 dự báo nước sạch sinh hoạt Hà Nội đến năm 2030 là hơn 2 triệu m3/ngày đêm, đến năm 2023 dự báo tăng lên 3 triệu m3/ngày đêm (tăng 150%); Tăng khai thác nước mặt từ 1,7 triệu lên 2,5 triệu m3/ngày đêm trong khi nguồn nước mặt sông Hồng, sông Đuống, sông Đà đều suy giảm về khối lượng và chất lượng.

Thứ hai là phát triển bất động sản bừa bãi làm cho việc tiếp cận nhà ở bình dân khó khăn, thiếu nhiều. Tổng diện tích sàn nhà ở hiện có và đang triển khai 265 triệu m2 - thừa cho 10 triệu cư dân đô thị vào năm 2050, nhưng nhiều cư dân đô thị hiện nay vẫn không có nhà ở.

Hai bản quy hoạch vẫn tiếp tục mở rộng đất đô thị (từ 94.700ha lên 150.994ha, tiến tới đảo ngược 30% đất đô thị/70% đất Hành lang Xanh thành 70% đất đô thị, thu hẹp đất tự nhiên, hành lang Xanh xuống còn 30% - sẽ phát sinh nhiều hệ lụy bất lợi về kinh tế, bất ổn về xã hội.

Thứ ba, thiếu một chiến lược phát triển giao thông trọng tâm trọng điểm, không thực tiễn, không khả thi và không có gì đột phá, vừa ngắn hạn dài hạn. Sau 10 năm thực hiện theo quy hoạch 1259, không có một chỉ tiêu giao thông nào đạt, đạt rất thấp.

Ví dụ như đường sắt đô thị đạt 15%, đất dành cho giao thông mới đạt 45 % kế hoạch. Do vậy, để điều chỉnh thì phải điều chỉnh lại các chỉ số thực tiễn nhưng điều chỉnh mà vẫ sao chép nguyên xi những mục tiêu không thực hiện được vào trong quy hoạch. Như vậy tính khả thi không cao và không hấp dẫn các nguồn lực xã hội, trong khi mục tiêu của thành phố là đa dạng hóa nguồn lực đầu tư.

Bên cạnh đó, bản điều chỉnh quy hoạch đưa thêm khái niệm TOD (mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng). Dù đã thành công tại nhiều quốc gia khi Thành phố giao đất cho tư nhân phát triển hạ tầng đô thị kết nối, bán nhà đắt để bù vào tiền làm đường.

Tuy nhiên, mô hình này lại không hiệu quả ở Hà Nội. Từ năm 2014, một nghiên cứu của Nhật Bản đã chỉ ra, phát triển TOD của nhiều tuyến giao thông đường sắt đô thị không còn nhiều cơ hội. Bởi vì, đất ở 2 bên đường đã giao hết cho các doanh nghiệp, làm sao mà lấy đất của họ để phát triển TOD được nữa.

Thứ tư, hai bản quy hoạch trình bày các thành phần rời rạc, thiếu tích hợp đa ngành. Hiện nay, chúng ta thấy phát triển giao thông và phát triển đô thị không đi liền với nhau, phát triển nông nghiệp không đi cùng với cải thiện môi trường, tái sinh tuần hoàn nước, tái sinh tuần hoàn chất thải đô thị; việc phát triển đô thị bừa bãi đôi khi lại còn triệt tiêu cả các cuộc sống bình an của người dân.

Bất cập cuối cùng chính là cách làm quy hoạch lạc hậu, khi công nghệ đã phát triển rất nhiều về Công nghệ thông tin địa lý (GIS), IoT,... nhưng bản quy hoạch làm theo lối cũ. Hai bản quy hoạch sử dụng bản đồ vệ tinh miễn phí, độ phân giải thấp làm nền để vẽ quy hoạch mà không sử dụng ứng dụng phân tích khoa học chuyên sâu.

Cách thực hiện hai quy hoạch đều lạc hậu, đưa ra những kết quả chất lượng rất kém, nguy hiểm hơn là đưa ra một kịch bản phát triển mà không có tương lai, như vậy không chỉ gây tốn kém tiền bạc mà còn đưa ra kịch bản phát triển kinh tế xã hội thiếu bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro

PV: Vậy thành phố cần làm gì để khắc phục những bất cập này, thưa ông?

KTS Trần Huy Ánh: Không gian thủ đô phải có không gian có thể sống được, an toàn. Phát triển đô thị phải lấy hạnh phúc của người dân để làm trọng tâm chứ cho nên cần phải giám sát chặt chẽ quy hoạch.

Chính phủ nói rõ những điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô cũng như quy hoạch thủ đô là phải có tính đột phá hiện đại và có một sự đổi mới toàn diện. Bất cập do chúng ta dùng những phương pháp cũ thì nếu chúng ta chuyển đổi thành những phương pháp mới thì nó sẽ có những kết quả khác.

Hiện tại các đơn vị tư vấn đang hiểu nhầm, GIS là chỉ vẽ lên trên bản đồ số. Nhưng thực ra GIS là một hệ thống thông tin mà từ đó có thể tham chiếu về thực trạng và những thách thức của thành phố.

Ví dụ: GIS có thể phân tích được khu vực nào thiếu nước, khu vực nào có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. GIS cũng có thể đưa cho chúng ta có được những con số rất cụ thể về sự cần thiết của phát triển đô thị hóa hay là những giới hạn mức của đô thị hóa để có đủ nước cho số người sử dụng đó. Những thông tin như thế thì hệ thống thông tin địa lý có thể giúp được ra được giải pháp để mà có đủ nước cho một lượng người tối đa cho Hà Nội là bao nhiêu .

Việc ứng dụng khoa học công nghệ nó giúp cho những nhà quản lý cũng như là những người nghiên cứu quy hoạch nhận diện được những khu vực đô thị có mật độ giao thông có cường độ, tần suất cao và chúng ta sẽ giải quyết được giao thông ở chỗ đó.

Chúng ta biết rằng là từ những điều kiện tự nhiên cho thiếu nước nếu như ứng dụng khoa học, công nghệ thực sự thì có thể giải quyết được, đến việc thu hút được cả nguồn vốn đầu tư, tức là không chỉ là những yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội mà cả yếu tố kinh tế.

Như vậy, nếu mà ứng dụng khoa học kỹ thuật thực sự vào trong nghiên cứu quy hoạch thủ đô cũng như điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô thì chúng ta có thể có bài toán tích hợp đa ngành.

Đấy chính là mong mỏi của Chính phủ, của Luật quy hoạch mới cũng như là Luật quy hoạch đô thị và quy hoạch mới có tính khả thi, chứ không chỉ là những quy hoạch “treo”.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

https://vovgiaothong.vn/newsaudio/dieu-chinh-quy-hoach-chung-thu-do-ha-noi-can-luu-y-gi-d36727.html

Pháp lý xây dựng

Hồ Tây - Di sản văn hoá thiên nhiên trong lòng người Hà Nội

(KTVN 252) Hồ Tây, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trong nội đô được Mẹ thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, như một phần ruột thịt của sông Cái (sông Hồng) được cắt ra. Từ ngàn đời nay, Hồ Tây với người Hà Nội vẫn luôn là những huyền tích bước ra từ cuốn sách giáo khoa, hoặc đọng lại trong tiếng mẹ ru, hoặc vương vấn trong những vần thơ và câu hát. Hồ Tây với người Hà Nội hôm nay là một ví dụ minh họa điển hình trong lý thuyết về không gian nơi chốn, nơi để hoài niệm và tìm về, nơi ký ức luôn được cảm nhận, thẩm thấu bằng nhìn, bằng nghe, bằng nếm, chạm được vào và cả bằng hơi thở. 

Giá trị cảnh quan đô thị Hà Nội - Kế thừa và phát huy

(KTVN 252) Cảnh quan đô thị Hà Nội biểu lộ một sắc thái riêng biệt của bản sắc đô thị Hà Nội, hiển thị ở độ rộng thoáng, bao quát của không gian và độ phân bố đều trong cấu trúc đô thị. Đó là những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật cảnh quan nổi trội trong bảng màu bản sắc đô thị Hà Nội. Cảnh quan đô thị thì hiện hữu ở mọi nơi. Trong tương lai Hà Nội sẽ là một đô thị hiện đại, nhưng một đô thị càng hiện đại là đô thị càng giữ chặt trong mình cội nguồn lịch sử, càng hiện minh rõ bản sắc đô thị qua Cảnh quan đô thị.

Nhìn lại hình thức kiến trúc Hà Nội - Những chặng đường sáng tác

(KTVN 252) Công cuộc phục hồi kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất và phát triển, mở rộng Thủ đô được đặt ra từ ngay sau ngày tiếp quản Thủ đô (từ năm 1954 đến nay) đã trải qua 70 năm dưới chính quyền cách mạng. Nhìn lại hình thức kiến trúc trong bối cảnh Hà Nội từ “một thời đạn bom, một thời hòa bình” đến thời kỳ Đổi mới và phát triển hiện nay, để thấy hơn tính xã hội của kiến trúc qua những chặng đường sáng tác của KTS. Theo đó, những hoạt động kiến trúc đã góp phần thể hiện sự năng động và sức sống nội tại của một đô thị có lịch sử nghìn năm với một quá khứ chồng xếp nhiều tầng văn hóa. 

Phát triển công trình xanh cho một Thủ đô Xanh, hiện đại

(KTVN 252) - Hà Nội, Thủ đô của Việt Nam, đang đối mặt với những thách thức môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm không khí, thiếu không gian xanh, và hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp. Trong bối cảnh này, việc áp dụng các nguyên tắc công trình xanh được xem là một giải pháp khả thi để cải thiện chất lượng môi trường đô thị và tạo lập một Hà Nội xanh-sạch-đẹp, mang tầm cỡ quốc tế.

Làng xã Hà Nội - Thực trạng, bảo tồn và phát triển

(KTVN 252) Làng xóm ở Thủ đô tiêu biểu cho làng Việt truyền thống. Những quần cư nông thôn này đã và đang biến đổi sâu sắc. Bảo tồn các di sản văn hóa của làng truyền thống diễn ra trong bối cảnh xã hội có sự chuyển biến nhanh, dòng chuyển cư mạnh mẽ làm phá vỡ cấu trúc tổ chức dân cư vốn có, đòi hỏi các cấp, ban, ngành phải có giải pháp tổng thể. Chúng ta cần phải chung tay xây dựng một mô thức ứng xử chung để bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị làng xóm trong khu vực nội đô, vừa khoa học vừa thích ứng với hiện đại, lại vừa giữ gìn được bản sắc cũ, để Thủ đô Hà Nội sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi