Đẩy mạnh đầu tư công gỡ khó cho ngành vật liệu xây dựng

(Vietnamarchi) - Những năm qua, ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sản lượng tiêu thụ và doanh thu giảm sút dang tác động đến nền kinh tế. Trước bối cảnh đó, một số chuyên gia cho rằng cần tập trung thực hiện Đề án 01 triệu căn nhà ở ở xã hội, thúc đẩy đầu tư công.
14:09, 25/06/2024

Mức tiêu thụ vật liệu xây dựng dần giảm sút

Theo đó, trong 10 năm gần đây Bộ Xây dựng cho biết, tổng năng lực sản xuất các vật liệu xây dựng chủ lực tại Việt Nam đã tăng trưởng đạt khoảng 120 triệu tấn xi măng, 830 triệu m² gạch ốp lát, 26 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 330 triệu m² kính xây dựng, 20 tỷ viên gạch đất sét nung, 12 tỷ viên gạch không nung (quy tiêu chuẩn).

Từ năm 2023 đến nay, nước ta đã có 3 dây chuyền nhà máy kính phải dừng sản xuất trên 6 tháng, đặc biệt là 1 dự án dừng chưa triển khai xây dựng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, hiện nhu cầu sử dụng vật liệu trong xây dựng ở nước ta vẫn còn rất lớn vì diện tích nhà ở toàn quốc vẫn còn thấp, tỷ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 43%, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn chưa phát triển hoàn thiện, trong khi mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa quốc gia đến năm 2050 là 70-75% và diện tích sàn xây dựng hàng năm cần tăng tối thiểu hơn 20 triệu m2. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, ngành vật liệu xây dựng nước ta gặp nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu giảm sút, dẫn đến nguy cơ tác động đến nền kinh tế và sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện nay, ngành Xi măng nước ta có 92 dây chuyền với tổng công suất 122,34 triệu tấn/năm, trong đó có 4 dây chuyền tổng công suất 11,4 triệu tấn xi măng/năm đã đầu tư xong nhưng vận hành, do không tiêu thụ được sản phẩm. Tổng mức tài chính đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng ước tính theo giá trị hiện nay lên đến 500.000 tỷ đồng tương đương 20 tỷ USD.

Được biết, từ năm 2023 đến nay sản xuất clinker và xi măng sụt giảm nghiêm trọng. Tổng sản lượng sản xuất cả năm 2023 chỉ đạt 92,9 triệu tấn, các dây chuyền hoạt động trung bình toàn ngành chỉ đạt 75% tổng công suất thiết kế. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2023, có 42 dây chuyền phải dừng hoạt động sản xuất khoảng 1 đến 6 tháng, trong đó một số dây chuyển phải dừng cả năm.

Trong năm 2024, dự kiến đến hết tháng 6/2024, tổng sản lượng sản xuất clinker và xi măng toàn quốc đạt khoảng 44 triệu tấn xi-măng, tương đương cùng kỳ năm 2023. Các nhà máy cũng dự kiến chỉ đạt khoảng 70-75% tổng công suất thiết kế, tồn kho lũy kế khoảng 5 triệu tấn.

Trên thực tế, hiện nay nước ta đang có 26 doanh nghiệp sứ vệ sinh với 65 dây chuyền sản xuất, tổng công suất 26 triệu tấn sản phẩm/năm; tổng mức đầu tư xây dựng các nhà máy sứ ước theo giá trị hiện hành khoảng 25.000 tỷ đồng. Sản lượng sứ vệ sinh tăng, giai đoạn trước năm 2019 tiêu thụ khá tốt; nhưng từ năm 2020 đến nay tiêu thụ sản phẩm này giảm mạnh.

Với tổng mức đầu tư xây dựng các nhà máy kính ước 50.000 tỷ đồng, tổng năng lực sản xuất toàn ngành kính đạt 5.900 tấn/ngày, tương đương 331 triệu m2 quy tiêu chuẩn/năm. Tuy nhiên, từ năm 2023 đến nay, đã có 3 dây chuyền phải dừng sản xuất trên 6 tháng, đặc biệt là 1 dự án dừng chưa triển khai xây dựng; tiêu thụ sản phẩm kính giảm mạnh từ năm 2022; năm 2023 giảm 33% so với năm 2020.

Thúc đẩy đầu tư công

Theo Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam Lê Quang Hùng, trong thời gian sắp tới, cần tập trung thực hiện Đề án xây dựng 01 triệu căn nhà ở xã hội. Cụ thể, nếu mỗi năm xây dựng 150 nghìn căn nhà ở xã hội sẽ tiêu thụ 4 triệu tấn xi măng, 1 triệu tấn sắt thép sẽ góp phần kích cầu các sản phẩm khác như sứ vệ sinh, gạch ốp lát, kính xây dựng...

Đồng tình với quan điểm trên, ông Tống Văn Nga - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cũng đề nghị cần phải tập trung vào chương trình phát triển nhà ở xã hội. Khi lập quy hoạch các khu công nghiệp, doanh nghiệp cần xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cũng kiến nghị việc tăng cường sử dụng xi măng cho xây dựng đường giao thông, xây dựng cầu cạn ở vùng đồng bằng.

Trước thực trạng, nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước suy giảm do tốc độ đầu tư xây dựng trong nước giảm sút, nhiều công trình, dự án hạ tầng và nhà ở chậm triển khai, phải giãn, hoãn tiến độ và chi phí cước vận tải tăng làm tăng giá bán vật liệu xây dựng, cộng thêm thị trường nhập ngoại tăng tác động đến thị trường. Bộ Xây dựng kiến nghị giải pháp là đẩy mạnh đầu tư công, kết cấu hạ tầng, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhà ở, tăng cường triển khai xây dựng Đề án đầu tư ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội, tăng sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép với dự án đường bộ cao tốc, sử dụng công nghệ gia cố đất bằng xi măng, tăng cường sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng nông thôn mới, miền núi, tăng cường tiêu thụ vật liệu xây dựng trong nước...

Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng trong nước đang suy giảm do tốc độ đầu tư xây dựng trong nước giảm sút (Ảnh: Internet).

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Tài chính điều chỉnh chính sách thuế để đảm bảo tính cạnh tranh với các nước cùng xuất khẩu, cụ thể điều chỉnh thuế xuất khẩu mặt hàng clinker xi măng hiện đang ở mức 10% về 0% vì đây là sản phẩm chế biến sâu; sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng theo hướng sản phẩm clinker không thuộc đối tượng khoản 2 Điều 5; để clinker được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% khi xuất khẩu như tiêu thụ trong nước và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào tương tự như sản phẩm xi măng.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cũng đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải sử dụng giải pháp cầu cạn bê tông cốt thép với các dự án đường bộ cao tốc, đặc biệt ở vùng yêu cầu thoát lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để giảm thiểu lượng cát đắp nền, đảm bảo chất lượng xây dựng với chất lượng tốt, tuổi thọ cao...

Pháp lý xây dựng

TCVN 13706:2023 phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của gỗ sấy

Trong ngành chế biến gỗ, việc phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của quá trình sấy gỗ theo TCVN 13706:2023 đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng và độ bền sản phẩm gỗ.

5 giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho Ngành xi măng Việt Nam

Trong bối cảnh Ngành xi măng Việt Nam đang có tỷ lệ phát thải lớn, chiếm gần 75% lượng phát thải của lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD). Trước thực trạng đáng báo động trên, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đang không ngừng vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn nhằm đưa ra những giải pháp và hành động cụ thể giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính (KNK).

Bảo tàng trong kỷ nguyên số: Cuộc cách mạng về trải nghiệm

Trong những năm gần đây, kiến trúc bảo tàng đã trải qua những biến đổi mang tính cách mạng. Những không gian trưng bày truyền thống, vốn thường bị gán mác "tĩnh lặng" và "một chiều", giờ đây đã lột xác ngoạn mục, biến thành những điểm đến văn hóa sôi động với vô vàn trải nghiệm tương tác độc đáo.

Áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững ngành xi măng tại Việt Nam

Tại Hội thảo “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân carbon” do Tạp chí Xây dựng vừa tổ chức tại Hà Nội, TS. Hoàng Hữu Tân - Phó Vụ trưởng Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã trình bày tham luận “Ngành Xi măng Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” nhằm xác định một số mục tiêu, định hướng, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để phát triển ngành xi măng Việt Nam trong giai đoạn tới.

Gợi mở chính sách cùng doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân Carbon

Sáng 25/10, tại Bộ Xây dựng, Tạp chí Xây dựng đã tổ chức Hội thảo trực tiếp và trực tuyến với chủ đề “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân Carbon”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện các cơ quan chuyên môn đến từ Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường… Hội thảo được điều phối bởi TS Phan Hữu Duy Quốc - Uỷ viên Hội đồng khoa học Tạp chí Xây dựng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi