Bật mí “bí quyết” giúp huyện đảo Phú Quý giữ chuẩn nông thôn mới

Bật mí “bí quyết” giúp huyện đảo Phú Quý giữ chuẩn nông thôn mới

(Vietnamarchi) - Năm 2015, huyện Phú Quý được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Bình Thuận và là huyện đảo thứ 2 trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Phú Quý phấn đấu đến năm 2025 có 3/3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; huyện giữ đạt chuẩn nông thôn mới. Để thực hiện mục tiêu đó, địa phương xác định xây dựng thương hiệu du lịch Phú Quý sẽ là một trong những giải pháp trọng tâm.
14:19, 22/11/2023

Phú Quý - vùng nông thôn thanh bình

Phú Quý là một huyện đảo nhỏ thuộc tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km. Phú Quý có nhiều bãi biển đẹp với làn nước xanh trong cùng bờ cát trắng trải dài. Vịnh Triều Dương, Bãi Nhỏ, Gành Hang... là những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Phú Quý, là nơi lý tưởng cho bất cứ du khách nào muốn hòa mình vào với thiên nhiên. Phú Quý còn có nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như Đền thờ công chúa Bàn Tranh, mộ Thầy, chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang… Tọa lạc ở phía Bắc đảo, núi Cao Cát được dân đảo xem như ngọn núi thiêng. Nơi đây có tượng Phật Bà Quan Âm rất uy nghi được đặt trên đỉnh núi. Từ trên đỉnh Cao Cát, phóng tầm mắt nhìn xuống là cả một vùng không gian rộng lớn quanh đảo. Sau lưng là những tảng đá sừng sững với hình thù lạ mắt do bị phong hóa, trước mặt là biển cả mênh mông, những mái nhà nhấp nhô…

Một góc biển Phú Quý

Phú Quý quyến rũ du khách bởi những cảnh đẹp rất bình dị. Đó là những khu làng chài ven biển đơn sơ nhưng thơ mộng; là cây “cô đơn” có tán lá khác biệt lẻ bóng bên bờ biển; là bờ kè lộng gió; là những hồ nuôi cá với kết cấu độc đáo được ví như đấu trường La Mã thu nhỏ; là con Dốc Phượt cong cong xinh xắn; là những chiếc quạt gió khổng lồ… Tại Phú Quý, du khách còn có thể tham quan các bè nuôi hải sản gần bờ và thưởng thức những đặc sản vùng biển như ốc vú nàng, cua huỳnh đế, cua mặt trăng, cá mú… Những món ngon dân dã như bánh khoọc, bánh xèo, chả cuốn… cũng không kém phần hấp dẫn.

Những khối đá trên núi Cao Cát bị phong hóa, có hình thù lạ mắt

Trên đảo hiện chưa có khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp, chỉ có nhà nghỉ và homestay. Tuy nhiên, lưu trú tại các homestay cũng là một trải nghiệm thú vị khi khách du kịch được gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Mặt khác, là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Bình Thuận, diện mạo huyện Phú Quý đã không ngừng khởi sắc về mọi mặt. Cảnh quan khang trang nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp mộc mạc. Bầu không khí thanh bình của một miền quê đáng sống đã làm lưu luyến biết bao du khách khi đặt chân đến đảo.

Khách đến Phú Quý có thể lưu trú tại các homestay

Cộng đồng làm du lịch xanh

Phú Quý là nơi lý tưởng để đến nghỉ ngơi, thư giãn, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình. Vì vậy, những năm gần đây, du lịch Phú Quý đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành “điểm sáng” nổi bật trong phát triển du lịch nông thôn. Hiện Phú Quý đang nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch gắn liền với những đặc trưng riêng dựa trên thế mạnh về biển và tận dụng những lợi thế nổi trội của mình, đó là nắng, gió, cát, những bãi biển đẹp, thiên nhiên trong lành và nhất là con người hiền hòa, hiếu khách để phát triển thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách, hướng đến mục tiêu phát triển du lịch xanh và bền vững. Ông Lê Hồng Lợi, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phú Quý cho biết: "Chúng tôi xác định, đảo sẽ phát triển với 2 trụ cột là đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá và thương mại dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên”.

Ngắm nhìn đảo Phú Quý từ núi Cao Cát

Vừa qua, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Bình Thuận và UBND huyện Phú Quý đã phát động chương trình “Du lịch xanh” cũng như triển khai chiến dịch bảo vệ môi trường trên đảo Phú Quý. Theo bà Nguyễn Lan Ngọc - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, khách du lịch thế hệ mới là những người yêu môi trường, tôn trọng, có trách nhiệm với môi trường. Vì vậy, xu hướng du lịch xanh đang ngày càng thịnh hành. Du lịch Bình Thuận nói chung, huyện Phú Quý nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng này trong định hướng xây dựng, phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, phát triển du lịch xanh cũng góp phần giữ cho cảnh nông thôn luôn xanh – sạch – đẹp.

Khung cảnh bình yên bên bờ biển

Xác định phát triển du lịch xanh, bền vững, cùng với định hướng từ Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, huyện đảo Phú Quý chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng. Hiện nay, người dân đảo Phú Quý đang dần chuyển dịch cơ cấu, làm du lịch một cách chuyên nghiệp. Khi khách du lịch đến Phú Quý ngày một đông, nhiều hộ dân trên đảo đã chuyển sang kinh doanh homestay, nhà nghỉ, quán ăn, nhà hàng, tour du lịch… Chính quyền địa phương cũng chú trọng việc hướng dẫn cho người dân làm lịch cộng đồng để phát triển bền vững. Đặc biệt, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch ở Phú Quý còn có sự tham gia tích cực của các bạn trẻ. Để góp phần đưa đảo Phú Quý trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách, các bạn trẻ ở Phú Quý đã thành lập nhóm, ứng dụng công nghệ số để liên kết với khách từ đất liền ra đảo, đồng thời giới thiệu và kết nối khách với các cơ sở cung cấp dịch vụ trên đảo. Anh Nguyễn Văn Lĩnh - Phó Bí thư Huyện đoàn Phú Quý cho biết Huyện đoàn đã kết nối các bạn trẻ với nhau trong các câu lạc bộ, các đội nhóm để vừa làm du lịch, tạo công ăn việc làm cho nhau. Hiện Huyện đoàn Phú Quý đã hỗ trợ thành lập một HTX bao gồm các thành viên với đủ ngành nghề trong du lịch. Sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách. Huyện đoàn cũng đã phối hợp với cơ quan, ban, ngành, các đơn vị đào tạo nhân lực để mở lớp tập huấn, lớp nghề để các bạn tham gia, nâng cao tay nghề cũng như đầy đủ chứng chỉ pháp lý để chuyển sang làm du lịch chuyên nghiệp.

Cột cờ trên huyện đảo Phú Quý

Làm du lịch xanh, bền vững, không chỉ khai thác lợi thế ở cảnh đẹp thiên nhiên mà thông qua du lịch cộng đồng, du khách còn có thể cảm nhận rõ nét về con người Phú Quý cần cù, chất phác và hiếu khách. Du lịch cộng đồng cũng góp phần phát huy vai trò chủ thể của người dân, giúp họ thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Phát triển du lịch bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, việc nâng cấp, đầu tư phát triển các điểm du lịch nông thôn tại đảo Phú Quý còn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Theo quy hoạch phát triển du lịch trên đảo Phú Quý của UBND Bình Thuận, đến năm 2030, Phú Quý sẽ đón 74.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế khoảng 6.000 lượt), tốc độ tăng trưởng 10,46%/năm và tổng nguồn thu từ du lịch đạt khoảng 380 tỷ đồng/năm, giúp giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động.

Cắm trại bên bờ biển

Hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đảo diễn ra sôi động đã tạo động lực để địa phương cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, bao gồm giao thông, hệ thống điện và nước sạch, hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe, hạ tầng số và kết nối viễn thông… Cụ thể, giữa năm 2014, điện ở Phú Quý được cấp đủ 24 giờ, giá điện bằng với giá ở đất liền, tạo bước ngoặt lớn cho phát triển kinh tế - xã hội trên đảo. Trước đó, nguồn điện trên đảo chỉ đáp ứng đủ điện thắp sáng vài giờ vào buổi chiều tối. Du lịch phát triển còn thu hút đầu tư phương tiện chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân lẫn du khách trên tuyến Phan Thiết - Phú Quý. Vừa qua đã có thêm 2 tàu cao tốc chuyên chở khách đưa vào hoạt động, nâng tổng số lên 6 tàu gồm: Superdong - Phú Quý I, Superdong - Phú Quý II, Phú Quý Express, Phú Quý Island, Tuần Châu Express II (Chấn Kha Phú Quý), Trưng Trắc. Năng lực vận tải đường bộ trên đảo hiện có hơn 220 xe ô tô các loại, đảm bảo phục vụ vận chuyển hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, du khách trên địa bàn huyện.

Trong tương lai, Phú Quý kỳ vọng tiếp tục phát triển du lịch tương xứng tiềm năng, lợi thế của huyện đảo, gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo đó, tiếp tục khai thác hiệu quả đa dạng các loại hình du lịch; kết hợp du lịch tham quan với trải nghiệm làng nghề, trải nghiệm lễ hội truyền thống, tìm hiểu văn hóa đời sống địa phương...  Thời gian qua, địa phương đã phối hợp các công ty lữ hành thực hiện chương trình khảo sát, xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện nay là gần gũi thiên nhiên, được khám phá nét hoang sơ và chung tay bảo vệ môi trường biển đảo. UBND tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận chú trọng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” phục vụ du lịch. Để góp phần thúc đẩy du lịch huyện đảo phát triển xứng tầm, Phú Quý đang tiếp tục kêu gọi đầu tư, tranh thủ nhiều nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm tại địa phương theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách, vừa đáp ứng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân…

Biển Phú Quý

Với rất nhiều nỗ lực, tiềm năng du lịch ở huyện đảo Phú Quý đang được “đánh thức”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đồng thời giúp địa phương xây dựng nông thôn mới hiệu quả, đi vào chiều sâu. Đó cũng chính là mục tiêu của Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đang được cả nước tích cực thực hiện. Câu chuyện về phát triển du lịch tại Phú Quý là bài học kinh nghiệm đáng quý cho các địa phương khác tham khảo trong quá trình triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, để Chương trình thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

Huyện đảo Phú Quý có 3 xã với 10 thôn, dân số khoảng 29.000 người. Huyện đảo đã về đích nông thôn mới vào năm 2015, đang tiếp tục giữ chuẩn và nâng chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện có 68% hộ dân sử dụng nước sạch, 99% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% số hộ có điện; 100% trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo và 100% trong độ tuổi vào lớp 1; mỗi xã đều có trạm y tế, cùng với Trung tâm Y tế Quân dân y… đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân…

Ngày 26/10/2018, UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt Quy hoạch Khu du lịch Phú Quý đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, Phú Quý cơ bản trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh, phát huy tiềm năng lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển; đón khoảng 45 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 3.000 lượt; từng bước xây dựng Phú Quý là khu du lịch phát triển theo hướng du lịch xanh, bền vững. Đến năm 2030, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của khu du lịch cấp tỉnh, là khu du lịch biển, đảo hấp dẫn, có vị trí quan trọng của vùng duyên hải Nam Trung bộ; đón khoảng 74 nghìn lượt khách; tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 10,46%/năm.

Pháp lý xây dựng

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An - Hướng tới đô thị di sản vì con người

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông mình, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử - văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản đô thị sinh thái gần với phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An, Ninh Bình theo hướng bền vững

Cần nhận diện, định dạng cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư - Nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO

Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi