Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trở thành đô thị đạt tầm cỡ quốc tế

Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trở thành đô thị đạt tầm cỡ quốc tế

(Vietnamarchi) - Theo định hướng phát triển đô thị Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng đặt mục tiêu trở thành đô thị đạt tầm cỡ quốc tế và là thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.
10:16, 15/05/2024

UBND thành phố Hải Phòng vừa có Quyết định số 1274/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng trên toàn bộ phạm vi ranh giới đơn vị hành chính của thành phố Hải Phòng, bao gồm bao gồm cả nội thành, ngoại thành của thành phố, trên 15 đơn vị hành chính trực thuộc với 07 quận nội thành (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 08 huyện ngoại thành (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo) và được có giới hạn trong phạm vi. Cụ thể, phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam, Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông, Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.

Trong đó, chỉ tiêu phát triển đô thị giai đoạn đến năm 2025, tỉ lệ đô thị hoá thành phố đạt khoảng 60-70%; mật độ dân số toàn đô thị: 2.000 người - 3.000 người/km²; tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố đạt 31% - 32%.

Đặc biệt, thành phố sẽ mở rộng đô thị trung tâm sang khu vực huyện An Dương, nâng lên thành 8 quận nội thành và điều chỉnh địa giới hành chính quận Hồng Bàng (thành lập quận An Dương và điều chỉnh 3 xã An Hưng, Đại Bản, An Hồng sang quận Hồng Bàng).

Đồng thời, thành lập thành phố Thủy Nguyên trên cơ sở hiện trạng địa giới hành chính huyện Thủy Nguyên và toàn bộ đảo Vũ Yên. Hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I thành phố Hải Phòng theo quy định.

Đến năm 2030, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 74% -76%; mật độ dân số toàn đô thị đạt: 3.000 người - 3.500 người/km², mở rộng đô thị trung tâm sang khu vực huyện Kiến Thụy. Khu vực nội thành bao gồm 9 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương và Kiến Thụy. Cùng với đó, Hải Phòng phát triển các đô thị An Lão, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo đạt tiêu chí đô thị loại IV.

Gia đoạn đến năm 2035 sẽ tiếp tục phát triển thành phố Hải Phòng theo hướng cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt về cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị. Phát triển đô thị thành phố Thủy Nguyên đạt tiêu chí đô thị loại II.

Đến năm 2040, Hải Phòng phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80 - 86%. Mở rộng khu vực đô thị trung tâm sang khu vực huyện Cát Hải, thành lập quận Cát Hải (đô thị ở hải đảo). Khu vực nội thành gồm 10 quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương, Kiến Thụy và Cát Hải.

Tầm nhìn giai đoạn 2045 - 2050, xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trở thành đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối - phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao tỉ lệ đô thị hóa Việt Nam thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á.

Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn. Đưa Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.

UBND thành phố Hải Phòng giao các sở, ngành, đơn vị và địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn trên cơ sở bám sát các quy hoạch được duyệt. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị và tổng hợp báo cáo UBND thành phố, Bộ Xây dựng theo quy định.

Pháp lý xây dựng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng rộng 20.000ha

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, với tổng diện tích 20.000 ha.

Sự hòa nhập bản địa trong quy hoạch và kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc

Khai thác các yếu tố bản địa vào quy hoạch và kiến trúc không phải một xu hướng nhất thời, mà là một phần tất yếu trong quá trình tư duy thiết kế; nên thời nào cũng có, chỉ những phương thức biểu đạt, truyền tải là khác nhau do quan niệm, tư tưởng thiết kế từng thời không giống nhau.

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để Quy hoạch vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch nông thôn ở Bắc Giang - Cở sở vững chắc xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Trong đó, vấn đề quy hoạch đóng vai trò then chốt, có tác động đến cơ sở vật chất kỹ thuật, diện mạo nông thôn và đời sống nhân dân địa phương.

Giá trị cảnh quan kiến trúc nhà thờ công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ

Theo ghi chép của chính sử, ngay từ năm 1533, Công giáo đã vào đồng bằng Bắc Bộ và vùng đất Quần Anh (Nam Định) là nơi đầu tiên Công giáo có mặt, rồi từ đó lan tỏa ra nhiều làng quê Việt, kéo theo đó là hàng loạt nhà thờ lần lượt được xây dựng lên. Bên cạnh những nhà thờ Công giáo mang đặc trưng phong cách kiến trúc phương Tây thì cũng có nhiều nhà thờ đã có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc phương Tây (ở lớp vỏ bên ngoài) với phong cách kiến trúc cổ truyền (ở bộ khung gỗ bên trong công trình). Niên đại hiện còn của những nhà thờ Công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền cơ bản là khoảng cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Sự hiện diện của những nhà thờ như vậy cũng đã góp phần làm giàu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt nói chung, làm phong phú kiến trúc truyền thống ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi