Tag: kiểm soát quyền lực

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Ở Việt Nam, kể từ Hiến pháp 1980, đất đai được quy định thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước quyết định công nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng đang sử dụng đất và các luật đất đai quy định Nhà nước quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích. Hiến pháp hiện hành (Hiến pháp 2013) đã quy định rất chi tiết về quyền lực của Nhà nước đối với đất đai. Các quy định cụ thể bao gồm: (1) Nhà nước đại diện cho toàn dân thực hiện quyền sở hữu và thực hiện quyền quản lý đất đai thống nhất trên phạm vi cả nước; (2) Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trong báo cáo này, tác giả trình bày sâu về chức năng kép của Nhà nước vừa quyết định về đất đai và vừa quản lý đất đai. Cả 2 quyền lực này đều giao cho cùng một cơ quan nhà nước thực hiện: UBND cấp tỉnh đối với tổ chức và UBND cấp huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Điều này có nghĩa là cùng một cơ quan nhà nước vừa có chức năng quyết định về đất đai để giao cho người sử dụng đất và vừa có chức năng quản lý đất đai, tức là quản lý xem việc quyết định về đất đai có đúng quy định của pháp luật hay không? Người dân, công luận vẫn coi tình trạng này là “Nhà nước vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Trên thực tế, nhiều cán bộ nhà nước có trách nhiệm về quản lý và sử dụng đất đai đã vi phạm pháp luật đến mức rơi vào vòng lao lý.
PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi