Số hoá hồ sơ: giải pháp nâng cao hiệu quả công tác  quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hoá hồ sơ: giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(Vietnamarchi) - Điều 13 Luật Lưu trữ năm 2011 quy định: “Tài liệu lưu trữ điện tử là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được lựa chọn để lưu trữ hoặc được số hóa từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác. Tài liệu lưu trữ điện tử phải đáp ứng các tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào, bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, độ xác thực, an toàn và khả năng truy cập; được bảo quản và sử dụng theo phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ riêng biệt. Tài liệu được số hóa từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác không có giá trị thay thế tài liệu đã được số hóa”.
09:35, 30/10/2023

Công bố công khai quy hoạch

Điều 53 Luật Quy hoạch đô thị 2009, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định:

1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đồ án quy hoạch đô thị phải được công bố công khai bằng các hình thức sau đây:

a) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải thường xuyên, liên tục trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch;

b) Tổ chức hội nghị, hội thảo công bố quy hoạch đô thị có sự tham gia của đại diện tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, cơ quan thông tấn báo chí;

c) Trưng bày thường xuyên, liên tục bản vẽ, mô hình, hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch đô thị tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan về quy hoạch đô thị, trung tâm triển lãm và thông tin về quy hoạch đô thị, tại khu vực được lập quy hoạch;

d) In ấn, phát hành rộng rãi bản đồ quy hoạch đô thị, quy định về quản lý quy hoạch đô thị được phê duyệt”.

Do đó, việc số hoá hồ sơ trong tài liệu lưu trữ điện tử là yếu tố đầu tiên giúp cho việc công bố công khai các Đồ án quy hoạch đô thị được hiệu quả.

Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch

Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, trách nhiệm công bố công khai quy hoạch đô thị như sau:

+ Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn công bố công khai đồ án quy hoạch chung được lập cho thành phố, thị xã, thị trấn do mình quản lý.

+ Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu vực thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

Theo Luật Xây dựng 2014 quy định Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng như sau:

+ Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng liên huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng huyện;

+ Đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng: Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan công bố quy hoạch xây dựng khu chức năng liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng  thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

+ Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố đồ án quy hoạch xây dựng phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng được phê duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý để mọi người thực hiện và giám sát việc thực hiện.

+ Ủy ban nhân dân xã tổ chức công bố quy hoạch xây dựng xã và điểm dân cư nông thôn.

Đối với ngành xây dựng tỉnh Hà Giang

Trong những năm qua, công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang được quan tâm chú trọng. Với quan điểm quy hoạch xây dựng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và phải được ưu tiên đầu tư đi trước một bước để định hướng và bảo đảm tính đồng bộ, dự đoán tầm nhìn, làm công cụ để quản lý quá trình phát triển đô thị, nông thôn nhất là phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người dân, tỉnh Hà Giang đã nghiêm túc thực hiện và triển khai nhiều giải pháp thiết thực, tạo được sự chuyển biến rõ nét và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển đô thị, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang. Kết quả từ năm 2010 đến nay trên địa bàn tỉnh có 317 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được lập gồm: 01 đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện; 04 đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện; 18 đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng và 224 đồ án quy hoạch nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Một trong những tồn tại hạn chế nổi bật đó là:

+ Việc công bố trên các Trang/Cổng thông tin điện tử còn gặp nhiều khó khăn do các hồ sơ đồ án quy hoạch có dung lượng lớn, khối lượng nhiều nên quá trình số hoá đòi hỏi cao về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi khai thác thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến đồ án cũng phải có trang thiết bị đủ mạnh, cấu hình lớn mới có khả năng sử dụng hiệu quả theo mong muốn.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh, ngành Xây dựng cần triển khai các giải pháp tăng cường áp dụng số hoá hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng như sau:

Một là, số hoá hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng phải được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính, Kế hoạch Chuyển đổi số hàng năm của ngành Xây dựng.

Hai là, thường xuyên nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của ngành Xây dựng nói chung, số hoá hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng nói riêng. Duy trì và phát huy hiệu quả Trang thông tin điện tử của ngành trong việc triển khai các nhiệm vụ ngành Xây dựng nói chung, công bố quy hoạch xây dựng nói riêng.

Ba là, cử công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công việc, quản lý trong  chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử.

Bốn là, phát huy hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của Bộ Xây dựng như Viện Kiến trúc Quốc gia, Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị… nhằm tăng cường sự giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm để áp dụng trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại tỉnh Hà Giang.

Với sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành Xây dựng, việc triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh số hoá hồ sơ và tăng cường quản lý nhà nước phát triển Chính phủ điện tử sẽ góp phần giúp cho công tác công bố công khai đồ án quy hoạch xây dựng nói riêng, quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh nói chung ngày càng đi vào nề nếp, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh Hà Giang.

Pháp lý xây dựng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng rộng 20.000ha

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, với tổng diện tích 20.000 ha.

Sự hòa nhập bản địa trong quy hoạch và kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc

Khai thác các yếu tố bản địa vào quy hoạch và kiến trúc không phải một xu hướng nhất thời, mà là một phần tất yếu trong quá trình tư duy thiết kế; nên thời nào cũng có, chỉ những phương thức biểu đạt, truyền tải là khác nhau do quan niệm, tư tưởng thiết kế từng thời không giống nhau.

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để Quy hoạch vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch nông thôn ở Bắc Giang - Cở sở vững chắc xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Trong đó, vấn đề quy hoạch đóng vai trò then chốt, có tác động đến cơ sở vật chất kỹ thuật, diện mạo nông thôn và đời sống nhân dân địa phương.

Giá trị cảnh quan kiến trúc nhà thờ công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ

Theo ghi chép của chính sử, ngay từ năm 1533, Công giáo đã vào đồng bằng Bắc Bộ và vùng đất Quần Anh (Nam Định) là nơi đầu tiên Công giáo có mặt, rồi từ đó lan tỏa ra nhiều làng quê Việt, kéo theo đó là hàng loạt nhà thờ lần lượt được xây dựng lên. Bên cạnh những nhà thờ Công giáo mang đặc trưng phong cách kiến trúc phương Tây thì cũng có nhiều nhà thờ đã có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc phương Tây (ở lớp vỏ bên ngoài) với phong cách kiến trúc cổ truyền (ở bộ khung gỗ bên trong công trình). Niên đại hiện còn của những nhà thờ Công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền cơ bản là khoảng cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Sự hiện diện của những nhà thờ như vậy cũng đã góp phần làm giàu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt nói chung, làm phong phú kiến trúc truyền thống ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi