Quy chế đánh giá Kiến trúc sư ASEAN

Quy chế đánh giá Kiến trúc sư ASEAN

Quy chế đánh giá Kiến trúc sư ASEAN
09:03, 03/06/2021

BỘ XÂY DỰNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 554/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC SƯ ASEAN

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc giữa các nước ASEAN đã được các Bộ trưởng Kinh tế của 10 nước thành viên ASEAN ký kết tại Singapore vào ngày 19/11/2007, trong đó quy định cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp chịu trách nhiệm chuẩn bị các nguyên tắc và quy định cho phép thực hiện Thỏa thuận;
Căn cứ Quyết định số 815/QĐ-BXD ngày 6/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Ủy ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thỏa thuận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN và Vụ trưởng Vụ Kiến trúc Quy hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đánh giá Kiến trúc sư ASEAN để thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:

 

– Như Điều 2;
– Hội Kiến trúc sư Việt Nam;
– Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam;
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội;
– Viện KT, QH ĐT&NT;
– Vụ KTQH, HĐXD, HTQT;
– Lưu: VT, Ủy ban Giám sát (2b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Đình Toàn

 

QUY CHẾ

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC SƯ ASEAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 554/QĐ-BXD ngày 14/6/2011)

MỤC LỤC

Giới thiệu

1. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ Kiến trúc ASEAN

2. Kiến trúc sư ASEAN (AA)

3. Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA)

4. Các quyền và nghĩa vụ của Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA)

5. Mục tiêu vận hành Quy chế đánh giá

Phần A: Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệpvà Ủy ban Giám sát

6. Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp tại Việt Nam

7. Ủy ban Giám sát tại Việt Nam

8. Chức năng nhiệm vụ của Ủy ban Giám sát (MC)

9. Cấp phép cho các Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA)

10. Các điều kiện để được đăng ký như một Kiến trúc sư ASEAN

11. Lưu giữ hồ sơ để duy trì công tác giám sát

Phần B: các Nguyên tắc đánh giá

12. Hoàn thành một Chương trình đào tạo về kiến trúc được công nhận

13. Tư cách để hành nghề độc lập

14. Có kinh nghiệm hành nghề kiến trúc liên tục từ 10 năm trở lên kể từ ngày tốt nghiệp, trong đó ít nhất phải có 5 năm đã được cấp chứng chỉ/giấy phép hành nghề;

15. Phải có ít nhất 2 năm đảm nhận các công việc kiến trúc quan trọng:

16. Duy trì việc Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD)

17. Tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội

Phần C: Quy trình đăng ký

18. Hướng dẫn đăng ký để được ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN

Phụ lục 1: Các thành viên Ủy ban Giám sát của Việt Nam

Phụ lục 2Quy trình đăng ký để được ghi danh là kiến trúc sư ASEAN

Phụ lục 3Hồ sơ xin đăng ký được công nhận là Kiến trúc sư ASEAN (AA)

Phụ lục 4Mẫu Báo cáo thẩm định của thành viên Hội đồng thẩm định

Phụ lục số 5: Tóm tắt đánh giá của Ủy ban Giám sát về hồ sơ xin ghi danh vào đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN

 

GIỚI THIỆU

1. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ Kiến trúc ASEAN

1.1. Các Chính phủ của các nước Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Inđônêxia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Malayxia, Liên bang Mianma, Cộng hoà Philipin, Cộng hoà Singapo, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là các Quôc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á ( sau đây được gọi tắt là “ASEAN” hoặc ” Các Nước thành viên ASEAN” hoặc ở dạng số ít là “Nước thành viên ASEAN”) cùng nhất trí về Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về các Dịch vụ Kiến trúc (sau đây được gọi tắt là “Thoả thuận này”) nhằm tạo điều kiện:

(a) Tạo thuận lợi cho việc di chuyển để hành nghề của các Kiến trúc sư;

(b) Trao đổi thông tin để xúc tiến việc chấp thuận các thông lệ tốt nhất về các tiêu chuẩn đào tạo kiến trúc, việc hành nghề và các tiêu chuẩn trình độ chuyên môn.

(c) Để phù hợp với tinh thần hợp tác ASEAN trên cơ sở phân phối công bằng các nguồn lực và lợi ích thông qua các nghiên cứu cùng hợp tác.

(d) Nhằm động viên, tạo thuận lợi và tạo lập sự công nhận lẫn nhau của các Kiến trúc sư; và xây dựng các tiêu chuẩn và cam kết về chuyển giao công nghệ giữa các nước thành viên ASEAN.

1.2. Bản copy của Thỏa thuận (được ký ngày 19/11/2007) được đăng tại website của ASEAN theo địa chỉ: http://www.aseansec.org/21137.pdf

2. Kiến trúc sư ASEAN (AA)

2.1. Theo quy định tại Thỏa thuận: một Kiến trúc sư hoặc một người hành nghề kiến trúc (gọi chung là Kiến trúc sư) có quốc tịch của một nước thành viên ASEAN và có đủ tiêu chuẩn và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại Phần B của Quy chế đánh giá này có thể đăng ký để được ghi tên vào Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN (AAR) và nhận danh hiệu Kiến trúc sư ASEAN (AA).

2.2. Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp tại mỗi quốc gia thành viên ASEAN (ở Việt Nam là Bộ Xây dựng) sẽ ủy quyền cho Ủy ban Giám sát tiếp nhận hồ sơ của các Kiến trúc sư, thực hiện quy trình đánh giá và đăng ký cho các Kiến trúc sư ASEAN và duy trì Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN. (Chi tiết về cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp và Ủy ban Giám sát xem tại Phần A của Quy chế đánh giá này).

3. Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA)

3.1. Một Kiến trúc sư ASEAN có nguyện vọng cung cấp các dịch vụ kiến trúc tại một quốc gia thành viên ASEAN khác phải đủ tư cách để đăng ký với Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp (PRA) của nước sở tại (là thành viên ASEAN tham gia Thỏa thuận) để được ghi danh là Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA).

3.2. Một Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA) sẽ được phép làm việc tại nước sở tại nhưng cần tuân thủ luật pháp và quy định của nước sở tại về việc hành nghề trong lĩnh vực thuộc năng lực của mình.

4. Các quyền và nghĩa vụ của Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA)

4.1. Một Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA) cần tuân theo các quy định do Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp là Bộ Xây dựng ban hành. Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp của nước sở tại theo luật định có trách nhiệm đăng ký hoặc cấp chứng chỉ cho người hành nghề, đồng thời phải đảm bảo mục đích bảo vệ sức khỏe, môi trường an toàn và lợi ích cộng đồng trong phạm vi quyền hạn của mình, trong một số trường hợp Cơ quan này có thể đặt ra một số đánh giá bổ sung để cho phép hành nghề độc lập.

Một Kiến trúc sư nước ngoài để được đăng ký (RFA) cần phải:

(a) Hiểu các nguyên tắc chung của hệ thống quy chuẩn áp dụng trong lĩnh vực hành nghề và luật pháp của nước chủ nhà.

(b) Thể hiện được năng lực thực hiện các nguyên tắc ấy một cách an toàn, hiệu quả;

(c) Hiểu biết về các yêu cầu khác hiện hành tại Việt Nam.

4.2. Một Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA) chỉ được hành nghề Kiến trúc trong các lĩnh vực được xác định và chấp thuận của Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp tại nước chủ nhà; đồng thời phải tuân thủ:

(a) Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phù hợp với nguyên tắc về đạo đức xã hội tại Việt Nam và cả những chuẩn mực đạo đức hiện hành tại nước mà họ được công nhận là Kiến trúc sư ASEAN (AA);

(b) Các luật và quy định hiện hành tại Việt Nam, nơi mà họ được phép hành nghề như một (RFA).

5. Mục tiêu vận hành Quy chế đánh giá

5.1. Quy chế đánh giá này quy định một khuôn khổ cho việc đánh giá các Kiến trúc sư hoặc các cá nhân hành nghề trong lĩnh vực kiến trúc để đưa vào Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN của Ủy ban Giám sát tại Việt Nam.

Phần A

CƠ QUAN THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NGHỀ NGHIỆP VÀ ỦY BAN GIÁM SÁT

6. Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp tại Việt Nam

6.1. Bộ Xây dựng là Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp tại Việt Nam.

6.2. Bộ Xây dựng Việt Nam là cơ quan quản lý hành nghề kiến trúc của các Kiến trúc sư, quy định việc đánh giá năng lực và đạo đức của các Kiến trúc sư, quản lý chung việc cung cấp dịch vụ Kiến trúc tại Việt Nam.

6.3 Bộ Xây dựng ủy quyền cho Ủy ban Giám sát về dịch vụ Kiến trúc tại Việt Nam theo Điều 4.2. và mục 1.2 của Phụ lục B của Thỏa thuận là cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng đánh giá và chứng nhận năng lực, kinh nghiệm hành nghề của các cá nhân và xác nhận họ như những người có đủ khả năng về kỹ thuật và đạo đức để hành nghề kiến trúc nhằm mục tiêu được đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN

7. Ủy ban Giám sát tại Việt Nam

7.1. Ủy ban Giám sát của Việt Nam về Dịch vụ Kiến trúc (gọi tắt là Ủy ban Giám sát) do Bộ Xây dựng ra Quyết định thành lập là cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ phát triển, vận hành và duy trì Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN tại Việt Nam.

7.2. Ủy ban Giám sát bao gồm đại diện của Bộ Xây dựng, đại diện của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Quy hoạch và phát triển Đô thị Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn. Trong đó đại diện của Bộ Xây dựng là Chủ tịch Ủy ban Giám sát, đại diện của Hội Kiến trúc sư Việt Nam là Phó chủ tịch, một đại diện khác của Bộ Xây dựng là Thư ký của ủy ban. Danh sách thành viên của Ủy ban Giám sát được thể hiện tại Phụ lục 1.

7.3. Địa chỉ liên hệ:

Bộ Xây dựng

Ủy ban Giám sát của Việt Nam về dịch vụ Kiến trúc

37 phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (084-04)- 39762733

Fax: (084-04)- 39762153

Website: moc.gov.vn

Email:

8. Chức năng nhiệm vụ của Ủy ban Giám sát (MC)

8.1. Ủy ban Giám sát cần thực hiện các tiêu chí và thủ tục trong bản Quy chế đánh giá này nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy định của Thỏa thuận về đánh giá năng lực và kinh nghiệm các Kiến trúc sư được đưa vào Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN.

8.2. Khi thực hiện đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN (AAR) Ủy ban Giám sát cần:

(a) Đảm bảo rằng tất cả các Kiến trúc sư được Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN cho ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trong Thỏa thuận, các Kiến trúc sư này phải thể hiện được sự đáp ứng đó qua các tiêu chí và thủ tục kiểm tra ban đầu.

(b) Đảm bảo rằng các Kiến trúc sư được đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN đều cung cấp được văn bản xác nhận họ đã đáp ứng yêu cầu về Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) theo yêu cầu;

(c) Đảm bảo rằng các Kiến trúc sư đã được Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN phải định kỳ đăng ký lại để được duy trì trong đăng bạ và trong quá trình đăng ký lại phải cung cấp văn bản xác nhận họ đã đáp ứng yêu cầu về Phát triển nghề nghiệp liên tục;

(d) Đảm bảo việc thực hiện và thi hành các bổ sung điều chỉnh đã được nhất trí và do Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN chỉ đạo;

(e) Thu hồi và xóa bỏ đăng ký của Kiến trúc sư ASEAN của nước mình khỏi Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN khi cần thiết;

(f) Phát hành Giấy chứng nhận là Kiến trúc sư ASEAN và cung cấp các thông tin liên quan đối với các trường hợp Kiến trúc sư ASEAN đã đăng ký khi có yêu cầu;

(g)Thông báo cho Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN và Ủy ban Giám sát của Nước Xuất xứ về các trường hợp hành nghề của các Kiến trúc sư mà không phải là Kiến trúc sư ASEAN tại nước Sở tại.

9. Cấp phép cho các Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA)

9.1. Một Kiến trúc sư ASEAN đến từ một nước thành viên ASEAN tham gia Thỏa thuận phải đăng ký với Ủy ban Giám sát để được đăng ký là Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA). Sau khi được chấp thuận và nộp phí theo quy định, Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký sẽ được phép hành nghề theo các quy định hiện hành của Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp là Bộ Xây dựng.

9.2. Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp là Bộ Xây dựng ủy quyền cho Ủy ban Giám sát để giám sát và đánh giá việc hành nghề của Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký để đảm bảo sự tuân thủ các quy định của Thỏa thuận. Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp có thể ban hành những quy định mà không đi ngược lại hoặc làm thay đổi bất cứ điều khoản nào của Thỏa thuận nhằm mục tiêu duy trì các tiêu chuẩn cao về hành nghề và đạo đức trong lĩnh vực kiến trúc.

10. Các điều kiện để được đăng ký như một Kiến trúc sư ASEAN

10.1. Một Kiến trúc sư đáp ứng được các tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm thực tế và các điều kiện dưới đây thì được quyền đăng ký ghi danh như một Kiến trúc sư ASEAN (AA):

(a) Đã hành nghề liên tục không dưới 10 năm kể từ khi tốt nghiệp, trong đó phải có 5 năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ/đăng ký hành nghề;

(b) Đã có ít nhất hai năm đảm nhận trách nhiệm chủ trì công việc kiến trúc quan trọng;

(c) Đáp ứng yêu cầu về phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) ở mức độ thỏa đáng theo quy định tại nước xin đăng ký;

(d) Đáp ứng và bắt buộc tuân thủ các quy định hiện hành về đạo đức hành nghề tại nước xin đăng ký.

Chi tiết của từng tiêu chí đánh giá trên đây được thể hiện trong các nội dung của phần tiếp theo.

10.2. Có đơn đề nghị được đăng ký như một Kiến trúc sư ASEAN được điền đầy đủ theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Quy trình Đánh giá này.

11. Lưu giữ hồ sơ để duy trì công tác giám sát

11.1. Với mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho việc giám sát, xác minh các hoạt động của các nước thành viên ASEAN trong quy trình thực hiện Thỏa thuận và trao đổi thông tin, Ủy ban Giám sát cần lưu giữ toàn bộ hồ sơ của tất cả các Kiến trúc sư đã được ghi vào Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN (AAR), cụ thể là:

(a) Một bản báo cáo mô tả kinh nghiệm hành nghề kiến trúc đã có được sau 10 năm hành nghề kể từ khi tốt nghiệp Đại học, trong đó có ít nhất 5 năm đã được cấp giấy phép/chứng chỉ hành nghề;

(b) Một báo cáo mô tả các công việc kiến trúc quan trọng mà bản thân kiến trúc sư đã thực hiện và chịu trách nhiệm trong vòng 2 năm;

(c) Giấy chứng nhận việc đã tham gia chương trình Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD).

11.2. Ủy ban Giám sát sẽ thực hiện kiểm tra định kỳ hàng năm ít nhất 5% số lượng hồ sơ có trong Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN để xác định:

(a) Các tài liệu xác nhận về việc tham gia chương trình Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD); và

(b) Việc duy trì đáp ứng các điều kiện để được đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN.

Phần B

CÁC NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ

12. Hoàn thành một Chương trình đào tạo về kiến trúc được công nhận

12.1. Một ứng viên đăng ký với Ủy ban Giám sát để được ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN (AA) phải có bằng chứng nhận tốt nghiệp một chương trình đào tạo đại học được công nhận chính thức hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

12.2. Thời gian đào tạo các Kiến trúc sư phải không ngắn hơn 5 năm đào tạo liên tục theo một chương trình chính quy tại một trường đại học được cơ quan thẩm quyền là Bộ Giáo dục đào tạo công nhận hoặc một chương trình quy đổi được công nhận là tương đương.

13. Tư cách để hành nghề độc lập

Các ứng viên xin đăng ký phải có giấy phép/chứng chỉ hành nghề kiến trúc do Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp của nước sở tại cấp.

14. Có kinh nghiệm hành nghề kiến trúc liên tục từ 10 năm trở lên kể từ ngày tốt nghiệp, trong đó ít nhất phải có 5 năm đã được cấp chứng chỉ/giấy phép hành nghề;

14.1. Một Kiến trúc sư hoặc một người hành nghề kiến trúc có đủ tư cách để được đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN (AA) nếu họ có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục sau khi tốt nghiệp đại học trong đó phải có ít nhất 5 năm có chứng chỉ/giấy phép hành nghề. Việc đánh giá kinh nghiệm hành nghề thực tế cần được thực hiện thông qua:

(a) Nộp báo cáo mô tả loại hình các công việc, quy mô, mức độ quan trọng, và mức độ đảm trách các công việc kiến trúc đó trong khoảng thời gian 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học. (Mẫu báo cáo xem tại Phụ lục 2). Báo cáo phải thể hiện được rằng ứng viên có thực tế hành nghề, trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng kiến thức về kiến trúc, kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực xử lý đánh giá, có quyết định về kỹ thuật hoặc kiến trúc của dự án hoặc công trình;

(b) Trong một số trường hợp nếu cần, có thể phải qua một cuộc phỏng vấn để kiểm tra các thông tin về các công việc đã hoàn thành và đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu của việc đăng ký.

14.2. Các cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bởi một Hội đồng chuyên môn có từ ba thành viên trở lên. Trong quá trình phỏng vấn, ứng viên cần chuẩn bị để trả lời các câu hỏi về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kiến trúc, mức độ am hiểu công tác khảo sát, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, chế tạo, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng và nghiên cứu (liên quan đến kinh nghiệm hành nghề), và các quy định về hành nghề kiến trúc.

14.3. Các kinh nghiệm hành nghề kiến trúc có thể bao gồm: kinh nghiệm thiết kế, chuẩn bị hồ sơ thi công, giám sát hoặc những kinh nghiệm khác như các công việc có yếu tố kỹ thuật, kinh tế và hành chính nhưng liên quan trục tiếp đến công việc kiến trúc.

15. Phải có ít nhất 2 năm đảm nhận các công việc kiến trúc quan trọng:

Công việc kiến trúc quan trọng là công việc yêu cầu thực hiện các quyết định độc lập về chuyên môn, các công trình và dự án phải có quy mô, giá trị hoặc mức độ phức tạp đáp ứng yêu cầu và Kiến trúc sư phải trực tiếp chịu trách nhiệm về công việc thực hiện. Nhìn chung một Kiến trúc sư có thể được coi là chịu trách nhiệm về các công việc kiến trúc quan trọng khi:

(a) Thực hiện lập quy hoạch, thiết kế, điều phối và thực hiện dự án tương đối phức tạp; hoặc

(b) Tham gia trong các dự án lớn với trách nhiệm và khối lượng công việc lớn; hoặc

(c) Thực hiện những dự án có yếu tố mới lạ, tổng hợp hoặc công việc đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ môn.

Thời hạn 2 năm này được thực hiện trong khoảng thời gian sau khi được cấp chứng chỉ/giấy phép hành nghề.

16. Duy trì việc Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD)

16.1. Việc phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) phải được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật các kỹ năng nghề nghiệp, mở rộng kiến thức, tìm kiếm những lĩnh vực mới có ứng dụng các công nghệ, phương pháp hành nghề mới và các đổi thay trong các lĩnh vực xã hội và sinh thái. Chứng chỉ xác nhận đã tham gia các chương trình Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) sẽ được Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp yêu cầu mỗi khi cấp mới hoặc gia hạn đăng ký.

16.2. Các mục tiêu của chương trình Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) nhằm tăng cường nhu cầu học tập suốt đời và là cơ sở để các Kiến trúc sư định kỳ nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề. Yêu cầu của Ủy ban Giám sát về Phát triển nghề nghiệp liên tục là trong khoảng thời gian 2 năm phải tham gia một chương trình CPD với tổng thời gian đào tạo liên tục khoảng 2 tuần.

16.3. Mỗi Kiến trúc sư ASEAN (AA) được yêu cầu cung cấp chứng chỉ xác nhận đã thực hiện việc Phát triển nghề nghiệp liên tục theo đúng các yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp.

17. Tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội

17.1. Các chuẩn mực về đạo đức hành nghề: Tất cả các Kiến trúc sư có nguyện vọng được đăng ký như một Kiến trúc sư ASEAN (AA) phải tự nguyện tuân thủ các chuẩn mực đạo đức hành nghề kiến trúc quốc tế được Nước Sở tại công nhận và các chuẩn mực đạo đức hiện hành khác. Cụ thể, một trong các tiêu chuẩn đạo đức hành nghề là kiến trúc sư phải đặt các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sức khỏe, an ninh của cộng đồng cao hơn các lợi ích của bản thân cũng như khách hàng và đồng nghiệp, chỉ được hành nghề trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Ủy ban Giám sát (MC) được yêu cầu phải xác nhận rằng khi đăng ký các Kiến trúc sư phải ký các bản cam kết tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nói trên.

17.2. Trách nhiệm nghề nghiệp: các Kiến trúc sư ASEAN phải chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo các yêu cầu của giấy phép/chứng chỉ hành nghề đồng thời theo các quy định hiện hành của pháp luật.

17.3. Trong quá trình hành nghề kiến trúc của mình, mỗi Kiến trúc sư ASEAN không được có các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc đạo đức tại Việt Nam hoặc bất cứ quốc gia nào.

17.4. Mỗi Kiến trúc sư ASEAN đều phải tuân thủ các luật lệ về đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực mà họ hành nghề.

Nội dung và kết quả của quá trình đánh giá được thể hiện tại các Phụ lục 4 và 5.

Phần C

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ

18. Hướng dẫn đăng ký để được ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN

18.1. Giới thiệu chung

Phần này giới thiệu các thủ tục được quy định trong quá trình đăng ký hoặc tái đăng ký với Ủy ban Giám sát để được ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN. Chi tiết về quy trình được thể hiện tại Phụ lục 2.

18.2. Quy trình đăng ký

(a) Việc đăng ký để được ghi vào Đăng bạ phải được thực hiện theo các mẫu tại Phụ lục 3 và nộp cho Ủy ban Giám sát. Toàn bộ hồ sơ mẫu bao gồm đơn xin đăng ký, hoặc đăng ký lại, các mẫu báo cáo công tác và phí đăng ký phải được niêm yết công khai tại cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký.

(b) Ủy ban Giám sát sẽ chỉ định một Hội đồng chuyên môn để xem xét và thẩm định hồ sơ đăng ký và có thể tiến hành phỏng vấn nếu thấy cần thiết.

(c) Các ứng viên đăng ký sẽ đươc Ủy ban Giám sát thông báo kết quả bằng văn bản.

(d) Giấy chứng nhận về việc được ghi vào đăng bạ sẽ được cấp cho cá nhân ứng viện đạt đủ yêu cầu của quy trình thẩm định. Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực trong vòng 2 năm, sau 2 năm sẽ phải đăng ký lại.

18.3. Hội đồng chuyên môn

(a) Ủy ban Giám sát sẽ chỉ định Hội đồng chuyên môn bao gồm Chủ tịch Hội đồng là thành viên của Ủy ban Giám sát, các thành viên còn lại có thể là thành viên của Ủy ban Giám sát, các chuyên gia, đại diện các hội nghề nghiệp, đại diện các cơ quan có liên quan khác. Hội đồng chuyên môn sẽ kiểm tra và đảm bảo các hồ sơ đăng ký đáp ứng mọi điều kiện theo quy định. Kết quả kiểm tra sẽ được báo cáo lên Ủy ban Giám sát để quyết định ứng viên có thể được ghi danh vào Đăng bạ hay không.

(b) Các thành viên của Hội đồng chuyên môn được đề cử theo các tiêu chí sau đây:

• Là Kiến trúc sư đã được cấp chứng chỉ hành nghề;

• Cùng hành nghề trong lĩnh vực Kiến trúc như ứng viên đăng ký;

• Đã được cấp chứng chỉ hành nghề hơn 10 năm.

18.4. Phỏng vấn chuyên môn

Nếu thấy cần thiết phải tổ chức phỏng vấn, Ủy ban Giám sát sẽ thông báo cho ứng viên về việc phỏng vấn (thời gian, địa điểm…). Hội đồng chuyên môn sẽ phỏng vấn về chuyên môn để thẩm định kinh nghiệm hành nghề kiến trúc của ứng viên.

18.5. Báo cáo thẩm định và Quyết định

Hội đồng chuyên môn sẽ chuẩn bị các ý kiến và báo cáo lên Ủy ban Giám sát. Ủy ban Giám sát sẽ kiểm tra để đảm bảo không có thiếu sót và mâu thuẫn trong các thủ tục thẩm định.

Ủy ban Giám sát sẽ xem xét các ý kiến của Hội đồng chuyên môn và Quyết định chấp thuận của Ủy ban Giám sát về việc đăng ký của ứng viên phải được hơn 50% thành viên Ủy ban Giám sát nhất trí.

Báo cáo thẩm định của các thành viên Hội đồng được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 4.

18.6. Thông báo kết quả

Ủy ban Giám sát sẽ thông báo cho tất cả các ứng viên về kết quả thẩm định bao gồm cả lý do từ chối nếu không được chấp thuận. Kết quả thẩm định được thực hiện theo mẫu Tóm tắt đánh giá tại Phụ lục 5.

18.7. Lưu giữ hồ sơ thẩm định

Ủy ban Giám sát phải đảm bảo toàn bộ hồ sơ thông tin về quá trình xem xét đánh giá các ứng viên để ghi danh vào Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN luôn được lưu giữ phục vụ yêu cầu kiểm tra của Hội đồng Kiến trúc ASEAN khi cần thiết theo quy định của Thỏa thuận.

 

PHỤ LỤC 1

CÁC THÀNH VIÊN ỦY BAN GIÁM SÁT CỦA VIỆT NAM

Số TT

Họ và tên

Chức vụ

Cơ quan công tác

1.

Vương Anh Dũng Chủ tịch UB Bộ Xây dựng

2.

Nguyễn Văn Tất PCT TT UB Hội KTS Việt Nam

3.

Lê Trọng Bình Ủy viên Hội KTS Việt Nam

4.

Nguyễn Tố Lăng Ủy viên Trường ĐHKT Hà Nội

5.

Lê Hồng Kế Ủy viên Hội QHPTĐT Việt Nam

6.

Nguyễn thị Hà Anh Ủy viên – thư ký Bộ Xây dựng

7.

Phạm Thúy Hiền Ủy viên Viện KT, QHĐT & NT

Địa chỉ liên lạc:

Ủy ban Giám sát Việt Nam về dịch vụ Kiến trúc

Bộ Xây dựng

37 Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Phone: 084 43 9760271

Facsimile: 084 43 9762153

Email:

 

PHỤ LỤC 2

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC GHI DANH LÀ KIẾN TRÚC SƯ ASEAN

1. Mục tiêu

Quy trình này được áp dụng để thực hiện các yêu cầu đối với các Kiến trúc sư đăng ký với Ủy ban Giám sát để được ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN. Mục tiêu để đáp ứng các yêu cầu đối với các Kiến trúc sư ASEAN được quy định trong Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN về dịch vụ Kiến trúc.

2. Phạm vi áp dụng

Các thủ tục của quy trình này được áp dụng cho quá trình đánh giá các ứng viên đăng ký để được ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN.

3. Tài liệu tham khảo

Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN về dịch vụ Kiến trúc.

4. Các từ ngữ viết tắt

ĐB        Đăng bạ

CB        Cán bộ thụ lý hồ sơ

TV        Thành viên Hội đồng thẩm định

AA        Kiến trúc sư ASEAN

MC       Ủy ban Giám sát về dịch vụ kiến trúc tại Việt Nam

RFA      Kiến trúc sư nước ngoài được đăng ký

AAC     Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN

5. Trách nhiệm

Trách nhiệm thực hiện và duy trì quy trình đánh giá này thuộc về Ủy ban Giám sát về dịch vụ Kiến trúc tại Việt Nam.

6. Sơ đồ quy trình đánh giá

 

. Mô tả chi tiết quy trình

Thủ tục

Thực hiện

7.1. Bắt đầu: Nộp hồ sơ.  
7.2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ từ các ứng viên đến đăng ký và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ (03 bộ hồ sơ).

CB

7.3. Trả lại hồ sơ không đáp ứng yêu cầu: Các hồ sơ không đáp ứng yêu cầu về thành phần và nội dung theo các mẫu sẽ bị trả lại để tiếp tục bổ sung hoàn thiện.

CB

7.4. Trình Ủy ban Giám sát (MC) thẩm định hồ sơ: Hồ sơ đáp ứng yêu cầu sẽ được chuyển lên Ủy ban Giám sát để thẩm định.

CB

7.5. Họp Hội đồng chuyên môn: Ủy ban Giám sát sẽ chỉ định thành lập một Hội đồng chuyên môn để đánh giá hồ sơ. Hội đồng có thể sẽ yêu cầu một cuộc gặp với ứng viên để phỏng vấn trực tiếp nếu thấy cần thiết.

MC

7.6. Ủy ban Giám sát thống nhất trình AAC: Sau khi Hội đồng thẩm định thông báo kết quả, các hồ sơ của các ứng viên đáp ứng yêu cầu sẽ được trình AAC. Các hồ sơ của các ứng viên không đáp ứng yêu cầu sẽ được trả lại.

MC

7.7. Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN họp và thông qua: trên cơ sở đệ trình của Ủy ban Giám sát tại Việt Nam về dịch vụ Kiến trúc, Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN (AAC) sẽ họp và xem xét thông qua danh sách các ứng viên đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận là Kiến trúc sư ASEAN và thông báo cho Ủy ban Giám sát biết để trao chứng nhận.

AAC

7.8. Thông báo cho ứng viên đăng ký: Sau khi có thông báo về sự phê chuẩn của AAC, Ủy ban Giám sát sẽ thông báo với ứng viên và mời đến để trao giấy chứng nhận là Kiến trúc sư ASEAN (AA).

CB

7.9. Ủy ban Giám sát trao chứng nhận là Kiến trúc sư ASEAN (AA): Ủy ban Giám sát trao giấy chứng nhận là Kiến trúc sư ASEAN (AA) cho các ứng viên.

MC

7.10. Lưu hồ sơ: Ủy ban Giám sát chịu trách nhiệm duy trì Đăng bạ và lưu giữ hồ sơ của các ứng viên đã được cấp giấy chứng nhận là Kiến trúc sư ASEAN.

MC

7.11. Kết thúc.

 

 

PHỤ LỤC 3

HỒ SƠ XIN ĐĂNG KÝ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ KIẾN TRÚC SƯ ASEAN (AA)

1. Mẫu đơn xin đăng ký ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN

Đơn đăng ký ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN

(Người đăng ký điền các chi tiết vào chỗ trống bằng chữ in hoa)

Họ và Tên:……………..…………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………….

Số ĐT:…………………. Số Fax: ………………………………………

E-mail: ……………………………………………………………………….

Chứng minh thư số:……………. Ngày cấp:………….. Nơi cấp: ……………

Ngày sinh::…………………..……………………………………………….

Chứng chỉ hành nghề số: ………..……………. Ngày đăng ký: …………….

Lĩnh vực chuyên môn:

………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Bằng cấp học thuật:

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

Tôi đã có………. năm kinh nghiệm và đã tuân thủ các quy định tại Điều 3 của Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong các nước ASEAN (MRA).

Kèm theo đây* số tiền/ hối phiếu ngân hàng/ séc số: ……………………. cho số tiền (VND) ……………………., là chi phí đăng ký.

Ngày::……………………………………………………………………………

 

 

Chữ ký

 

2. Mẫu Báo cáo quá trình công tác

Báo cáo quá trình công tác

Họ tên:……………………………………………………………………………………….

Số CMT:……………………………………………………………………………………….

Số TT

Ngày bắt đầu/Ngày kết thức (months)

Tên cơ quan/Vị trí đảm nhiệm/chức danh

Tên công việc

Phần xác nhận

Chữ ký xác nhận

Quan hệ của người xác nhận với ứng viên

Số điện thoại/Fax

             
             

Ghi chú: người ký xác nhận phải là đại diện có thẩm quyền của cơ quan tổ chức nơi ứng viên thực hiện công việc kiến trúc của mình. Có thể nối dài phần trang mô tả này nếu cần thiết.

Tôi xin cam đoan các nội dung mô tả ở trên là đúng sự thật.

Ngày: …………………………………

 

 

Chữ ký

 

3. Mẫu Báo cáo mô tả các công việc kiến trúc quan trọng đã thực hiện

Báo cáo mô tả các công việc kiến trúc quan trọng đã thực hiện

Họ tên:……………………………………………………………………………………….

Số CMT:……………………………………………………………………………………….

Mô tả chi tiết các công việc kiến trúc quan trọng đã thực hiện

Số TT

Vai trò đảm nhiệm trong công việc

Mô tả nội dung của công việc, vai trò của ứng viên khi thực hiện công việc, mức độ trách nhiệm khi thực hiện công việc – giới hạn khoảng 50 từ.

     
     

Ghi chú: có thể nối dài phần trang mô tả này nếu cần thiết.

Tôi xin cam đoan các nội dung mô tả ở trên là đúng sự thật.

Ngày: …………………………………

 

 

Chữ ký

 

4. Mẫu cam kết của ứng viên muốn ghi danh là Kiến trúc sư ASEAN

Cam kết đáp ứng yêu cầu là Kiến trúc sư ASEAN

Tôi tên là:

Số CMT

Ngày cấp:

Tôi xin cam kết:

 

Không

Tôi là Kiến trúc sư đang hành nghề    
Tôi đã đáp ứng các yêu cầu đặt ra của MRA    
Đã từng chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào    

Các điều kiện khác:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

 

 

Chữ ký

Ghi chú: Điền ký hiệu (X) vào các ô trống.

 

PHỤ LỤC 4

MẪU BÁO CÁO THẨM ĐỊNH CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Báo cáo thẩm định hồ sơ đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN

Hà Nội ngày:………. ………. ……….

Họ tên thành viên Hội đồng thẩm định:………. ………. ………. ……….

Năm sinh:……………………………………………………………

Số CMT:………………………………………………..

Đơn vị công tác:………. ………. ………. ……….

Chức vụ:………. ………. ………. ……….

Nhận xét thẩm định

1. Thành phần hồ sơ:

Quá trình công tác và kinh nghiệm hành nghề………. ………. ………. ………. ………. ……….

………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

Phát triển nghề nghiệp liên tục: ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

2. Phỏng vấn trực tiếp:

Kinh nghiệm tư vấn thiết kế trong văn phòng (thời gian và khối lượng công việc thực hiện) ……….

………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

………. ………. ……….

Kinh nghiệm làm việc ngoài hiện trường (thời gian và khối lượng công việc thực hiện) ……….

………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

………. ………. ……….

3. Ý kiến thẩm định cuối cùng

(Đánh dấu X vào vị trí đồng ý)

Chấp thuận

Từ chối

Nếu bị từ chối, lý do là:

Kinh nghiệm thiết kế

Kinh nghiệm hiện trường

Các lý do khác (nêu cụ thể): ………. ………. ………. ……….

………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

………. ………. ………. ………. ………. ……………….. ………. ………. ………. ………. ……….

………. ……….

 

 

Thành viên Hội đồng thẩm định
Họ tên: ………. ………. ……….
Chữ ký: ………. ………. ……….

 

PHỤ LỤC SỐ 5

TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ CỦA ỦY BAN GIÁM SÁT VỀ HỒ SƠ XIN GHI DANH VÀO ĐĂNG BẠ KIẾN TRÚC SƯ ASEAN

Họ và tên ứng viên: …. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

Chuyên ngành tốt nghiệp, tên trường và thời gian đào tạo ………………. …………………………

Chứng chỉ hành nghề số: ………. ………. ………. ……………………………….

Cấp ngày: ………. ………. ………. ……….

Được ghi vào Đăng bạ số: …. ………. ………. ………. ……….. ……….

Như là Kiến trúc sư ASEAN.

Được chứng nhận là phù hợp với các tiêu chuẩn của Kiến trúc sư ASEAN:

Có bằng tốt nghiệp chính quy được công nhận tại nước xuất xứ hoặc nước sở tại, hoặc được thẩm tra và công nhận có trình độ tương đương.  
Đã được thẩm định và công nhận tại nước xuất xứ là có đủ tư cách hành nghề độc lập.  
Đã có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hành nghề kiến trúc kể từ khi ra trường, trong đó phải có ít nhất 5 năm đã được cấp phép/chứng chỉ hành nghề.  
Đã có ít nhất 2 năm đảm nhiệm các công việc kiến trúc quan trọng.  
Đáp ứng các yêu cầu về Phát triển nghề nghiệp liên tục của nước xuất xứ ở mức độ thỏa đáng.  
Có cam kết về việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức hành nghề.  

 

 

Chứ ký
………. ………. ……….
(Thành viên có thẩm quyền của UBGS)

Pháp lý xây dựng

Kiện toàn Uỷ ban Giám sát của Việt Nam về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN

Kiện toàn và bổ nhiệm 7 thành viên Uỷ ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN nhiệm kỳ 2024 – 2027 là đại diện các cơ quan gồm: Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Viện Kiến trúc Quốc gia.

KTS Hồ Thiệu Trị – Hà Nội là duyên nợ trong tôi

(Chùm bài giới thiệu về KTS ASEAN Việt Nam) Là một con người Nam Bộ nhưng KTS Hồ Thiệu Trị luôn coi Hà Nội chính là quê hương của mình. Từ bỏ nước Pháp với một công việc ổn định và vững chắc, ông trở về quê hương dựng lại sự nghiệp trên mảnh đất mà ông có ấn tượng vô cùng sâu sắc, bằng tài năng và kinh nghiệm tích lũy ông đã tạo ra nhiều công trình độc đáo cho kiến trúc Việt Nam khắp 3 miền.

KTS Nguyễn Hoàng Mạnh – Xây dựng bản sắc riêng cho Kiến Trúc Việt Nam của thế kỷ 21 trong thời hội nhập với thế giới

Với triết lý thiết kế chú trọng đến hơi thở nhiệt đới đương đại, thân thiện với môi trường sống con người, giá trị thực tiễn cao – KTS Nguyễn Hoàng Mạnh & MIA Design Studio đang đưa vị thế của Kiến trúc Việt Nam vươn tầm quốc tế.

KTS Nguyễn Trung Kiên – 20 năm nỗ lực không ngừng theo đuổi nghề kiến trúc

KTS Nguyễn Trung Kiên được biết đến là một trong những thành viên sáng lập công ty Kiến trúc GK Archi – Một trong những công ty kiến trúc Việt Nam hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương do BCI Asia bình chọn, nhưng có lẽ, ít ai biết đến chặng đường gần 20 năm theo đuổi nghề kiến trúc đầy nỗ lực của anh. Đền đáp cho những nỗ lực này, KTS Nguyễn Trung Kiên và công ty của mình ngày càng gặt hái được nhiều thành công cũng như dần khẳng định được tên tuổi của mình trên lĩnh vực đã chọn.

Hội Kiến trúc sư Hà Nội thông báo gia hạn cuộc thi thiết kế Biểu tượng và Khẩu hiệu

Do tình hình thực tế và đề nghị của một số tác giả ở xa, Văn phòng Hội Kiến trúc sư Hà Nội đang tiếp nhận một số lượng lớn phương án dự thi Biểu tượng và Khẩu hiệu. Theo đó, để có thể tiếp nhận được tối đa tác phẩm dự thi Ban tổ chức cuộc thi Quyết định kéo dài thời gian tiếp nhập đến hết ngày 13/11/2022. (Tất cả các mốc thời gian khác trong Quy chế cũng được điều chỉnh tương ứng)

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi