Phát triển Hải Phòng trở hành động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước

Phát triển Hải Phòng trở hành động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước

(Vietnamarchi) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 phê duyệt Quy hoạch TP Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
09:46, 06/12/2023

Mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; tầm nhìn đến năm 2050 là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới.

Xây dựng Hải Phòng là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

Mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thuỷ nội địa.

Xây dựng thành phố cảng là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế (Ảnh: TTXVN).

Đồng thời là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Thời kỳ 2021-2030, GRDP bình quân tăng khoảng 13,5%/năm

Về kinh tế, tỷ trọng đóng góp GRDP của TP Hải Phòng vào tổng sản phẩm (GDP) của cả nước đến năm 2030 đạt khoảng 6,8%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 tăng khoảng 13,5%/năm, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 15,3%/năm (công nghiệp tăng 15,8%/năm, xây dựng tăng 12,2%/năm); dịch vụ tăng khoảng 12,5%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 0,9%/năm;

Thời kỳ 2021-2030, GRDP bình quân tăng khoảng 13,5%/năm (Ảnh: Internet).

Cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 51,7% (công nghiệp chiếm 46,8%); ngành dịch vụ chiếm 43,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,0%; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,1%;

GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 558 triệu đồng tương đương khoảng 21.700 USD.

Tăng trưởng xanh trên mọi lĩnh vực

Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với ba trụ cột phát triển: Dịch vụ cảng biển-logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế; quy mô dân số khoảng 4,5 triệu người, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh.

Người dân được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao; hệ thống an sinh xã hội bền vững; dịch vụ trợ giúp xã hội đa dạng và chuyên nghiệp, kịp thời hỗ trợ và bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương. Các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp được giữ gìn, phát huy. Môi trường sống tốt, thân thiện với tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ưu tiên phát triển các ngành chủ lực

Về phương hướng phát triển, Hải Phòng ưu tiên phát triển các ngành chủ lực có vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của thành phố, gồm: Sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin; Dịch vụ cảng biển và logistics; Thương mại. Phấn đấu 3 nhóm ngành này chiếm tỷ trọng khoảng 55 - 60% giá trị tăng thêm trên địa bàn thành phố vào năm 2030.

Hội nghị chuyên đề chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Hải Phòng (Ảnh: HH).

Khuyến khích nhóm ngành kinh tế có nhiều triển vọng phát triển như: kinh tế số; kinh doanh bất động sản; dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; dịch vụ du lịch, văn hóa, nghệ thuật; dịch vụ y tế; dịch vụ giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao; điện gió ngoài khơi; xây dựng...

Tiếp tục duy trì hợp lý, hiệu quả và bền vững các nhóm ngành khai thác thế mạnh đặc trưng truyền thống của thành phố như: sản xuất trang phục; sản xuất thiết bị điện; sản xuất máy móc, thiết bị; cơ khí tiêu dùng và cơ khí giao thông; chế biến nhựa, cao su; đóng mới và sửa chữa tàu biển;...

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại

Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng khai thác triệt để các tiềm năng, lợi thế sẵn có để ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục đóng vai trò là trụ cột kinh tế của Hải Phòng.

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời sẵn sàng tham gia vào chuỗi sản xuất công nghiệp quốc phòng khi có nhu cầu.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, có thế mạnh như cơ khí chế tạo, cơ khí giao thông, công nghiệp điện tử…; thúc đẩy phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh.

Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như chíp, bán dẫn, robot, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới.

Khôi phục lại một số ngành công nghiệp trước đây vốn là thế mạnh của Hải Phòng, đặc biệt là đóng mới và sửa chữa tàu biển.

Mở rộng, xây dựng thêm các khu, cụm công nghiệp; thành lập khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng; thúc đẩy hình thành các cụm liên kết ngành và khu công nghiệp chuyên biệt; nghiên cứu xây dựng Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ của vùng ĐBSH.

Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại

Hải Phòng phát triển nhanh các ngành dịch vụ với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics, du lịch và thương mại.

Phát triển TP Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại. Đầu tư phát triển hệ thống logistics, chợ đầu mối hiện đại, thông minh, bền vững; đẩy mạnh thương mại điện tử; hình thành các sàn giao dịch hàng hóa và các cụm, khu vực hội chợ triển lãm.

Bến cảng Tân Vũ – Đơn vị chủ lực của Cảng Hải Phòng (Ảnh: Báo Công Thương).

Xây dựng mới các trung tâm thương mại, tài chính tầm cỡ quốc gia, quốc tế; các khu trung tâm dịch vụ thương mại gắn với dịch vụ cảng hàng không (Cát Bi, Tiên Lãng), đô thị mới Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên), An Dương,… Hình thành các tuyến phố thương mại, dịch vụ, ẩm thực,... ở khu vực nội thành lịch sử. Xây dựng các chợ đầu mối ở Đồ Sơn, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Lão,…

Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước

Hải Phòng tập trung khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch biển tại Cát Bà - Đồ Sơn, liên kết với các tỉnh trong vùng ĐBSH hướng tới xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới.

Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh sông Hồng (du lịch biển đảo, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khoẻ,…); chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.

Khai thác hiệu quả vị thế, tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển, đưa Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế. Phát triển mạnh các ngành kinh tế hàng hải, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới...

Pháp lý xây dựng

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để Quy hoạch vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch nông thôn ở Bắc Giang - Cở sở vững chắc xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Trong đó, vấn đề quy hoạch đóng vai trò then chốt, có tác động đến cơ sở vật chất kỹ thuật, diện mạo nông thôn và đời sống nhân dân địa phương.

Giá trị cảnh quan kiến trúc nhà thờ công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ

Theo ghi chép của chính sử, ngay từ năm 1533, Công giáo đã vào đồng bằng Bắc Bộ và vùng đất Quần Anh (Nam Định) là nơi đầu tiên Công giáo có mặt, rồi từ đó lan tỏa ra nhiều làng quê Việt, kéo theo đó là hàng loạt nhà thờ lần lượt được xây dựng lên. Bên cạnh những nhà thờ Công giáo mang đặc trưng phong cách kiến trúc phương Tây thì cũng có nhiều nhà thờ đã có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc phương Tây (ở lớp vỏ bên ngoài) với phong cách kiến trúc cổ truyền (ở bộ khung gỗ bên trong công trình). Niên đại hiện còn của những nhà thờ Công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền cơ bản là khoảng cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Sự hiện diện của những nhà thờ như vậy cũng đã góp phần làm giàu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt nói chung, làm phong phú kiến trúc truyền thống ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...

Hà Nội sẽ có “công trình thế kỷ” chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9

Tập đoàn Vingroup cho biết sẽ hoàn thành Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia trong thời gian kỷ lục - chỉ hơn 10 tháng kể từ khi khởi công - để Thủ đô có thêm công trình điểm nhấn tầm vóc quốc tế chào mừng 80 năm Quốc khánh 02/9/2025. Cùng với đó, khu Đông Bắc Hà Nội cũng sẽ đón thêm cú hích “khủng” về hạ tầng khi cầu Tứ Liên vừa được doanh nghiệp này đề xuất tham gia đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi