Phát triển công trình xanh tại Việt Nam theo mô hình nào?

(Vietnamarchi) - Những vướng mắc trong chính sách về công trình xanh (CTX), giá năng lượng cũng như nhận thức từ chủ đầu tư, khách hàng đang là rào cản lớn trong phát triển CTX tại Việt Nam. Vậy cần triển khai loại hình này theo mô hình nào? Hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ của những chuyên gia.
23:17, 29/09/2023

 

Tòa nhà Pixel, Melbourne, Úc mở đường cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng bền vững trên toàn nước Úc.

Rào cản của Việt Nam trong phát triển CTX

Theo Ông Đào Xuân Lai – Trưởng ban Môi trường và Biến đổi khí hậu (UNDP) cho biết, khó khăn đầu tiên trong phát triển CTX ở Việt Nam là chính sách cụ thể trong lĩnh vực này như các tiêu chuẩn, tiêu chí. Lần đầu tiên một điều khoản liên quan đến vấn đề này đã được luật hóa trong Luật Xây dựng sửa đổi, tuy nhiên mới dừng lại ở mức khuyến khích. Hi vọng đây là nền tảng ban đầu của Việt Nam.

Rào cản thứ hai là điểm chung của các quốc gia đang phát triển, đó là giá năng lượng chưa cao.

Thứ ba là nhận thức của khách hàng. Chính khách hàng là người xác định thị trường. Nếu khách hàng không chọn sống trong một tòa nhà mà tiêu tốn tiền điện nhiều, thì sẽ buộc thị trường sẽ phải thay đổi.

UNDP sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Chính phủ trong xây dựng các chính sách, nghị định tiếp theo. Bên cạnh chính sách, UNDP cũng đã triển khai nhiều hành động thực tế (thử nghiệm ở 22 công trình, đưa ra 27 giải pháp khác nhau từ thiết kế, kiểm toán năng lượng cho đến quá trình vận hành). UNDP sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực quốc tế. UNDP rất mong được tiếp tục đồng hành với Bộ Xây dựng, Bộ Công thương cũng như các doanh nghiệp.

Phát triển CTX tại Việt Nam theo mô hình nào?

Nhìn nhận về lợi ích mà CTX mang lại, PGS.TS Phạm Đức Nguyên (Hội Môi trường Việt Nam) cho biết, ngày nay cả thế giới đều thừa nhận CTX mang lại lợi ích cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi đô thị, mỗi đất nước và cả thế giới, vì: CTX giảm 30-50% năng lượng điện và nước tiêu thụ; CTX bảo vệ, tôn tạo hệ sinh thái; CTX góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; CTX bảo đảm môi trường sống tốt (cả vật chất & tinh thần) cho con người; CTX góp phần hiệu quả, tích cực chống lại Biến đổi khí hậu. Vì vậy CTX cần có một phong trào rộng lớn, mạnh mẽ chứ không phải chỉ là có một vài công trình, dù đạt chứng chỉ cao nhất (Bạch kim).

Hiện trên thế giới có 2 mô hình phát triển CTX: (1) Mô hình “tự phát/tự nguyện” để cho các Hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ đứng ra chủ trì thực hiện (phần lớn các nước phát triển đang làm, Đông Nam Á có Malaysia); (2) Mô hình nhà nước (một tổ chức chính phủ lãnh đạo) như mô hình BCA của Singapore.

Singapore mới chính thức phát triển CTX từ năm 2005, đến năm 2012 đã có 1.200 tòa nhà đạt chứng chỉ CTX, chiếm 21% tổng số tòa nhà. Đã có 2 chương trình quốc gia về phát triển CTX (dự kiến năm 2030 có 80% tòa nhà đạt chứng chỉ CTX).

Vậy Việt Nam cần phải làm gì để phát triển nhanh, mạnh Phong trào CTX?

(1) Thành lập cơ quan Chủ trì lãnh đạo Phong trào CTX cấp quốc gia? (2) Xây dựng chính sách phát triển CTX ở VN nhằm khuyến khích hay bắt buộc (trường hợp nào?); Giảm thuế, ưu tiên cấp phép xây dựng; Giải thưởng (trong giai đoạn đầu)… (3) Xây dựng hệ thống đánh giá CTX Việt Nam (Các nước Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Australia, … đều có hệ thống đánh giá riêng của nước mình. Thậm chí mỗi nước còn có nhiều hệ thống đánh giá khác nhau cho các công trình khác nhau. Ví dụ Mỹ có 12 hệ thống đánh giá cho các công trình khác nhau); (4) Thủ tục đánh giá cấp chứng chỉ CTX.

Đối với vấn đề chất lượng nguồn nhân lực CTX tại Việt Nam, Ông Đỗ Hữu Nhật Quang – Giám đốc Công ty GreenViet thấy rằng, nguồn nhân lực tư vấn công trình xanh không có bất kỳ trở ngại nào đáng kể, bởi lẽ nhu cầu về công trình xanh hiện nay vẫn chưa cao. Điều quan trọng là phải thuyết phục được chủ đầu tư theo đuổi dự án công trình xanh ngay từ bước ý tưởng, thiết kế.

“Tôi thấy rằng năng lực của những người làm tư vấn, thiết kế công trình xanh Việt Nam hoàn toàn không thua kém các bạn quốc tế, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, nếu được đào tạo một cách bài bản, sẽ trở thành thế hệ KTS đầy triển vọng phục vụ nhu cầu công trình xanh ngày càng tăng trong tương lai”. Ông Quang chia sẻ thêm.

Pháp lý xây dựng

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt. Hậu quả do siêu bão Yagi để lại nhắc nhở cho ta nhiều điều về Xây dựng và Kiến trúc đô thị...

“Xanh hóa” khu công nghiệp, xu thế đang trở thành bắt buộc

Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP 26, việc chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các bộ ngành sớm nghiên cứu và xây dựng Luật Khu công nghiệp…

KTS. Chu Kim Đức - Người mang niềm vui cho trẻ em Hội An

Công viên sinh thái cộng đồng Cửa Đại có chủ đề “Chim hoang dã” vừa được trao tặng cho người dân phường Cửa Đại, TP. Hội An vào tháng 6/2024. Dự án này do MBBank và GIZ tài trợ chính, KTS. Chu Kim Đức và các cộng sự trong nhóm Think Playgrounds thực hiện.

Cần quy hoạch tổng thể và xây dựng tiêu chí phân loại cây xanh đô thị Hà Nội

Để xây dựng mạng lưới cây xanh Hà Nội hoàn chỉnh phát huy được hiệu quả, các đơn vị chức năng cần quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố; xây dựng tiêu chí để phân loại, ban hành quy định về quản lý cây xanh đô thị.

Công bố tên chủ đề ngày Kiến trúc Thế giới năm 2024

Mới đây, Liên hiệp Hội Kiến trúc sư Thế giới (UIA) đã công bố chủ đề “Trao quyền cho thế hệ kế tiếp trong Thiết kế đô thị có sự tham gia” cho ngày Kiến trúc Thế giới năm 2024, nhằm khuyến khích sự tham gia của các kiến trúc sư trẻ trong hoạt động thiết kế và quy hoạch đô thị...

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi