Kiểm toán Nhà nước với hành trình chuyển đổi số

Kiểm toán Nhà nước với hành trình chuyển đổi số

(Vietnamarchi) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều Bộ, ngành, địa phương, trong đó có Kiểm toán nhà nước (KTNN). Bằng những hành động cụ thể, thiết thực, KTNN đã và đang chung tay cùng cả nước phát triển nền kinh tế số và thích ứng linh hoạt với quá trình chuyển đổi số.
15:55, 27/03/2024

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có lĩnh vực KTNN. Cuộc cách mạng làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu kiểm toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa, tiết kiệm thời gian, công sức, không bị giới hạn bởi không gian, khoảng cách địa lý, tiếp cận gần hơn với hệ thống kiểm toán quốc tế.

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp - đối tượng kiểm toán của KTNN - đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách chuyển đổi số đối với KTNN. Không để tụt hậu so với thế giới cũng như nằm ngoài guồng quay chuyển đổi số quốc gia, KTNN đã thể hiện sự quyết tâm chuyển đổi số từ chủ trương, chính sách đến thực tiễn hoạt động.

Từ chủ trương, chính sách…

Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt xác định công nghệ là 1 trong 3 trụ cột phát triển của KTNN. Chiến lược xác định 4 mục tiêu liên quan đến chuyển đổi số: Công nghệ đóng vai trò then chốt, giúp KTNN thích ứng với quá trình chuyển đổi số; Ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch, công khai hoạt động và kết quả kiểm toán; Tăng cường các cuộc kiểm toán tại trụ sở KTNN; Chuyển đổi phương pháp kiểm toán truyền thống sang phương pháp kiểm toán dựa trên dữ liệu số, hướng tới môi trường kiểm toán số bảo mật và tích hợp cao. 

Nhận thức rõ CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc hiện đại hóa mọi mặt hoạt động của KTNN, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo KTNN đã quan tâm và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng như: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ KTNN lần thứ VII xác định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán; Nghị quyết số 90NQ/ĐU của Đảng ủy KTNN về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào các hoạt động của Ngành; Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

KTNN đã kịp thời ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trung hạn (05 năm) và Kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm; Chiến lược phát triển và Kiến trúc tổng thể CNTT của KTNN giai đoạn 2019-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 về phát triển CNTT và công nghệ cao. Các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT đã bám sát chủ trương, định hướng chung của Đảng, Chính phủ về phát triển CNTT và nhu cầu của Ngành. Đây là những chương trình, kế hoạch quan trọng nhằm định hướng cho việc phát triển, ứng dụng CNTT của KTNN trong giai đoạn tới, giúp cho KTNN thích ứng với sự thay đổi của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong quá trình chuyển đổi số.

KTNN cũng đã ban hành các quy chế, quy định về quản lý, khai thác sử dụng hệ thống mạng, các phần mềm ứng dụng; Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của KTNN nhằm nâng cao ý thức, chất lượng ứng dụng CNTT vào thực hiện nhiệm vụ trong toàn Ngành.

... Đến thực tiễn triển khai

KTNN đã triển khai nhiều công việc góp phần từng bước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT của toàn Ngành tương đối hoàn chỉnh. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật CNTT của KTNN được triển khai theo mô hình quản lý tập trung. KTNN đã xây dựng được 02 Trung tâm dữ liệu hiện đại, đồng bộ, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước.

Thời gian qua, để thiết lập một hệ thống tập trung, KTNN đã triển khai tích hợp, kết nối liên thông dữ liệu giữa các phần mềm nội bộ thông qua trục tích hợp để đảm bảo tính thống nhất, tập trung giữa các phần mềm trong toàn ngành; triển khai hệ thống xác thực quản lý người dùng tập trung, giúp người dùng sử dụng các phần mềm thuận lợi hơn, chỉ cần một tài khoản duy nhất để đăng nhập và tăng cường bảo mật tài khoản thông qua việc xác thực bảo mật 2 lớp; xây dựng mã định danh và hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn bộ hệ thống.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, KTNN đã và đang xây dựng hệ thống nền tảng phục vụ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các đơn vị được kiểm toán và các cơ quan chức năng trong thời gian tới; đồng thời đang triển khai kết nối, trao đổi dữ liệu điện tử với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tạo nền tảng để triển khai kết nối, chia sẽ dữ liệu trên diện rộng phục vụ hoạt động kiểm toán.

Đồng thời, KTNN thực hiện kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ việc gửi nhận văn bản được nhanh chóng, an toàn giữa các cơ quan nhà nước; đã thực hiện đồng bộ dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức của KTNN với Cơ sở dữ liệu quốc gia theo Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 25/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng.

Nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật đối với hệ thống thông tin của KTNN và an toàn thông tin trên môi trường mạng phục vụ hoạt động của KTNN. Theo đó, KTNN đã tăng cường đầu tư nâng cao an toàn thông tin đối với hệ thống mạng KTNN. Đến nay, hệ thống thông tin của KTNN đã được đầu tư hệ thống an toàn bảo mật hiện đại, bài bản, với nhiều tầng, lớp bảo mật giúp đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng trong hoạt động của Ngành

Bên cạnh đó, KTNN đã chủ động, tích cực đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT vào hoạt động của Ngành và luôn được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo KTNN quan tâm, dành nguồn lực để phát triển và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành nội bộ và hoạt động kiểm toán. Đến nay, KTNN đã xây dựng trên 30 phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành nội bộ và hỗ trợ hiệu quả hoạt động kiểm toán.

Ngoài ra, từ năm 2017 đến năm 2022, KTNN đã số hóa hồ sơ kiểm toán (trên 950 cuộc với hơn 13 triệu trang tài liệu các loại), tạo lập cơ sở dữ liệu về hồ sơ kiểm toán điện tử để phục vụ quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ kiểm toán, từng bước hình thành dữ liệu lớn của KTNN.

KTNN đã xây dựng Cổng trao đổi thông tin, tạo kênh trao đổi dữ liệu điện tử đa chiều giữa KTNN và đơn vị được kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị được kiểm toán cung cấp dữ liệu điện tử, đồng thời KTNN trao đổi với đơn vị được kiểm toán về các thông tin liên quan đến hoạt động, kết quả kiểm toán trên môi trường mạng. Tính đến thời điểm hiện tại, KTNN đã cấp tài khoản cho hơn 2.000 đơn vị được kiểm toán và các đơn vị đã cung cấp hơn 8.000 báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và dự toán kinh phí thông qua Cổng trao đổi thông tin.

Chủ động, linh hoạt hơn để rút ngắn khoảng cách với thế giới

Để bắt kịp với xu thế của các SAI, KTNN Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực rút ngắn khoảng cách chênh lệch công nghệ, hướng tới môi trường kiểm toán số, bảo mật và tích hợp cao trên cơ sở triển khai đồng bộ một số giải pháp sau:

Bổ sung chức năng, nhiệm vụ, xây dựng và triển khai Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm Tin học; kiện toàn tổ chức bộ máy của đơn vị, phát triển đội ngũ công chức, viên chức đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có kiến thức, chuyên môn phù hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyển đổi số trong giai đoạn mới, đảm bảo triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT của KTNN.

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nền tảng kết nối và chia sẻ dữ liệu đảm bảo tính sẵn sàng cao của hệ thống; từng bước nâng cấp, chuyển đổi sang nền tảng điện toán đám mây nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu hạ tầng, tạo nền tảng để áp dụng các công nghệ số vào hoạt động của KTNN.

Xây dựng hạ tầng dữ liệu, trong đó tập trung triển khai hệ thống định danh, xác thực điện tử và cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung phục vụ trao đổi, tích hợp dữ liệu; thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu điện tử với các đơn vị được kiểm toán. Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý đối tượng kiểm toán, các CSDL tập trung từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau phục vụ cho việc ứng dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu lớn hỗ trợ hoạt động kiểm toán.

Phát triển các phần mềm ứng dụng, trọng tâm là hướng đến cung cấp công cụ báo cáo thống kê và phân tích, dự báo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm toán dựa trên dữ liệu lớn, hỗ trợ phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Bên cạnh đó, tiếp tục kế thừa, phát triển, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác chỉ đạo điều hành và quản lý các hoạt động của KTNN, hình thành hệ thống thông tin quản lý, hoạt động kiểm toán theo hướng tập trung.

Triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho hệ thống CNTT của KTNN với trọng tâm là bảo vệ dữ liệu, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng, phù hợp với đặc thù của KTNN và Chiến lược phát triển CNTT của KTNN.

Tiếp tục phát huy vai trò đơn vị chuyên trách về CNTT của KTNN, phối hợp với các đơn vị trong Ngành.

Phát triển đội ngũ chuyên trách CNTT có đủ năng lực chuyên môn để tham mưu phát triển, quản lý và tổ chức vận hành hệ thống CNTT của KTNN; tập trung đào tạo kỹ năng làm chủ công nghệ, năng lực xử lý, phân tích dữ liệu cho kiểm toán viên.

Hành trình chuyển đổi số vẫn đang diễn ra mạnh mẽ tại các bộ, ngành, địa phương. Với vai trò, vị thế của mình, KTNN cần nỗ lực và quyết liệt hơn nữa để thúc đẩy hành trình đó, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số./.

Người Việt trẻ sớm hiện thực hóa “giấc mơ ô tô” với VinFast VF 3

“Giấc mơ ô tô” từng xa vời với nhiều người Việt, nay hoàn toàn trong tầm tay với mẫu VinFast VF 3 có mức giá bằng nửa xe xăng cùng chính sách trả góp chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng.

Doanh nghiệp Việt Nam tiên phong vượt mọi thách thức tại dự án điện gió ngoài khơi quốc tế

Với nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại, cùng truyền thống khát khao chinh phục những thử thách mới, Liên danh công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) đã và đang khẳng định vị thế, tầm vóc khi nỗ lực triển khai dự án điện gió ngoài khơi Hải Long. Với tinh thần “Trọn giải pháp - Vẹn niềm tin”, PTSC góp phần chung tay cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 theo đúng cam kết của Chính phủ và đón đầu cho các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

VCCA giới thiệu triển lãm định dạng digital các kiệt tác của trường phái lập thể

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) mở cửa triển lãm định dạng kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”, giới thiệu kho tàng hơn 130 tác phẩm kinh điển thuộc trường phái Lập thể của 6 nghệ sĩ nổi tiếng thế giới: Pablo Picasso, George Braque, Jean Metzinger, Fernand Leger, Marie Laurencin và Marcel Duchamp.

Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả

Có thể nói, qua gần 1/3 thế kỷ, đội ngũ công chức, kiểm toán viên của Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã lớn mạnh về mọi mặt, đóng góp hết sức quan trọng vào tiến trình xây dựng và phát triển KTNN trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công uy tín, trách nhiệm, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại.

Những trải nghiệm đỉnh cao chỉ có trên VinFast VF 8

Bên cạnh sức mạnh động cơ, VF 8 mang tới những trải nghiệm đỉnh cao cho người dùng nhờ tính năng hỗ trợ lái ADAS vượt trội trong phân khúc SUV hạng D, đi cùng các công nghệ thời thượng giúp xe thông minh hơn theo thời gian.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi