Độc đáo bộ “Tượng gốm dân gian” độc bản – Nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng
Hơn 30 năm sưu tầm và nghiên cứu về Bộ sưu tập Tượng gốm, với hơn 300 tác phẩm tượng gốm sứ có niên đại từ hàng trăm đến hàng ngàn năm với chất liệu đất sét đặc đỏ, đất thó và gốm thô thời tiền sơ sử. Bộ sưu tập cho thấy được cách tổ chức cuộc sống của tổ tiên ta từ thời xa xưa trên lưu vực sông Hồng thông qua các hình tượng người với các tư thế khác nhau như bơi thuyền, đánh trống, chiến đấu.
Chia sẻ về bộ sưu tập, ông Phan Quốc Dũng cho biết: Tôi phát hiện một loại gốm không men (đất nung) chế tác tượng tròn, hình tượng rất sinh động, qua nhiều thời kỳ, nhiều lò gốm khác nhau, có cả gốm thô tiền sử, sơ sử… với tài năng của các nghệ nhân dân gian đã làm tôi rung động cả về nội dung và mỹ thuật, sự chế tác những tượng gốm với ý thức rõ ràng: phản ánh các hoạt động về tổ chúc xã hội, cộng đồng làng xã, chiến đấu chống kẻ thù, chống lại tai hoạ của thiên nhiên. Đặc biệt là những bức tượng chống lại thú hoang dã trong công cuộc mưu sinh trồng cấy, hái lượm, săn bắt, chài lưới, phản ánh cuộc sống muôn màu cả về sắc thái tôn giáo tín ngưỡng, cả về tính phốn thực dân gian, những mơ ước về cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc.
Những hoạt động như chiến binh mang vũ khí với dấu ấn văn hoá Đông Sơn như: Dao găm, Rìu, Dáo Mác, Nỏ, khiên giáp… với tư thế sẵn sàng chiến đấu, các chiến binh trên lưng voi, trên thuyền. cũng rất điệu nghệ. Hình tượng chiến binh toát lên tính thượng võ của dân tộc ta quyết bảo vệ độc lập cho làng xã, cộng đồng dân tộc.
Các hoạt động chiến đấu với cá Sấu, Hà Mã, Tê Giác và các loại thuỷ quái, thú dữ…, thuần hoá voi, thuần hoá rắn, thuần hoá chó, chim, và đặc biệt là thuần hoá cá sấu, hình tượng người dũng sĩ ngồi trên lưng cá sấu thổi Tù Và - ca khúc khải hoàn như bản anh hùng ca chiến thắng thiên nhiên của cư dân Việt cổ.
Hoạt động của các nhà Sư (Phật giáo), các tăng thống (Đạo Sĩ), tín ngưỡng dâng đèn thờ thần Lửa cũng được phản ánh qua hình tượng người, hoặc khỉ, cá chép dâng đèn thật sinh động. Có những tượng gốm nghệ thuật trừu tượng như tượng khỉ cõng cóc, mang đến những thông điệp đầy tính giáo dục như: cùng nhau sống hoà hợp, hoà bình, giúp đỡ nhau và triết lý “sống chậm”, tượng cóc cõng người, hoặc những tượng thuần hoá động vật với thông điệp thân thiện bảo vệ thiên nhiên, loài vật…
Các bức tượng còn thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm; tiêu diệt và thuần hóa thú dữ, bảo vệ cộng đồng và các hình tượng phụ nữ thời xa xưa như phụ nữ giã gạo, địu con trên lưng tay cầm bình gốm... Các bức tượng gốm cũng thể hiện sắc nét những sinh hoạt phồn thực, những khoảnh khắc vui chơi, ca hát của người dân sống trên lưu vực sông Hồng.
Ấn tượng hơn với hoạt động của phụ nữ được thể hiện nhiều trong các tư thé ôm con, mang bình gốm, giã gạo, ca hát và phồn thực mơ ước với cuộc sống yên ấm bên gia đình, cho thấy lịch sử thấp thoáng chế độ mấu hệ.
Qua lịch sử chúng ta mới biết đến hình tượng Rồng thời Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn…, Nhưng nổi lên trong bộ sưu tập của Phan Quốc Dũng đó là tác phẩm: hình tượng Rồng thời Đinh được khắc trên lá đề, và một số ký tự, dữ liệu liên quan đế Thế kỷ 10, thời Đinh Tiên Hoàng lập ra quốc gia Đại Cồ Việt - Nhà nước Quân chủ độc lập đầu tiên - Việt Nam sau ngàn năm Bắc thuộc.
Bên cạnh đó còn có những sản phẩm tượng gốm độc đáo, mang nhiều giá trị văn hóa cũng như tâm linh người Việt cổ mà chưa thể thẩm định cũng như đánh giá một cách đúng đắn. Ở góc độ nhà sưu tầm, Ông Phan Quốc Dũng mong muốn đem đến góc nhìn về câu chuyện văn hóa, văn minh qua các tác phẩm gốm thủ công, ông cũng mong muốn cùng các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cùng đánh giá sâu hơn về bộ sưu tập này.
Để mọi người được chiêm ngưỡng một cách đầy đủ về Bộ sưu tập về TƯỢNG GỐM DÂN GIAN, ông Phan Quốc Dũng đã mở cuộc triển lãm lần thứ 2 vào ngày 28/5/2025 tại Cung văn hóa Hải Phòng – TP. Hải Phòng.
Một số hình ảnh trong điển hình trong bộ sưu tập:
Nhà sưu tầm: Phan Quốc Dũng
Ý kiến của bạn