Chiêm ngưỡng Trống đồng Đông Sơn trong sưu tập Kính Hoa (Hà Nội)

Chiêm ngưỡng Trống đồng Đông Sơn trong sưu tập Kính Hoa (Hà Nội)

(Vietnamarchi) - Trống Đông Sơn, là cả một bản tổng hòa ca tráng lệ của lịch sử - văn hóa - văn minh Việt Nam mà nhóm Bảo vật Quốc gia trống đồng Đông Sơn thuộc sưu tập Kính Hoa đã góp phần xứng đáng vào bản hòa ca đó.
16:53, 17/01/2025

Trống đồng Đông Sơn, di vật biểu trưng cho Văn minh Đông Sơn, Văn minh Văn Lang – Âu Lạc, Văn minh Việt Nam thời cổ đại khoảng trên dưới 2500 cách ngày nay. Do đặc trưng báu vật vô giá như vậy, trống đồng Đông Sơn đã phân bố, lưu truyền ở khắp Việt Nam, Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.

Trống đồng Đông Sơn Kính Hoa 1 thuộc bộ sưu tập Kính Hoa của nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính

Sưu tập Kính Hoa có tới 3 trống đồng Đông Sơn lớn loại I Heger. Về hình thức, tự thân những chiếc trống này đã là Quốc bảo Việt Nam. Trên phương diện quốc gia, cả 3 trống đã được Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam công nhận Bảo vật Quốc gia. Thật danh giá cho một nhà sưu tập tư nhân có tâm, có tầm với lịch sử - văn hoá - văn minh Việt Nam! Ngắm nhìn các trống Đông Sơn thuộc sưu tập Kính Hoa, ta như được thấy lại những hình ảnh sinh động nhất của nền văn minh ngàn xưa hiển hiện chân thật, sống động, chi tiết, rõ ràng. 

Trống đồng Đông Sơn Kính Hoa 2 thuộc bộ sưu tập Kính Hoa của nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính

Trống đồng Đông Sơn, trước hết là một nhạc khí quan trọng hàng đầu của văn minh Đông Sơn. Ngắm nhìn các trống Đông Sơn trong sưu tập Kính Hoa ta như nghe âm vang đâu đây tiếng trống Đông Sơn trong tâm thức Việt cổ với những lời ca tiếng hát du dương như lời một bài thơ cổ đã mô tả:

“Đồng cổ dữ Man ca

Nam nhân kỳ trại đa”

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng tạm dịch:

“Trống đồng của ca Man

Người Nam sùng cầu cúng”.

Đó là nói tới chức năng giao tiếp giữa con người và thần linh của trống Đông Sơn.

Vào các thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam, âm vang trống đồng gợi hào khí dựng và giữ nước của dân tộc như lời bài thơ Giao Châu hoàn cảm sự năm 1293 của Trần Cương Trung (hay Trần Phu), sứ giả nhà Nguyên mô tả nỗi sợ hãi khi nghe tiếng trống đồng của vương triều Trần sau đại thắng Nguyên – Mông lần thứ ba (1288):

“Kim qua ảnh lý đan tâm khổ

Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh”

Nghĩa là:

“Bóng loè giáo sắt lòng thêm đắng

Tiếng rộn trống đồng tóc đốm hoa”

Trong lịch sử, hiếm có 1 nền văn minh nào, âm vang của 1 loại nhạc cụ được đưa vào thơ văn của đối thủ để diễn tả khí thế của cả 1 dân tộc đang bừng bừng khí thế chiến thắng như trống đồng. Bây giờ trống đồng thời Trần được phát hiện khá nhiều và được khảo cổ học xác định chắc chắn là truyền thừa của các thế hệ trống đồng Đông Sơn. Bởi vậy, có thể nói rằng âm vang trống đồng, âm vang Đông Sơn cũng là âm vang hào khí hơn 2500 năm của dân tộc Việt Nam. Các trống Đông Sơn thuộc sưu tập Kính Hoa góp phần khơi gợi lại hào khí đó. 

Nhưng không chỉ là bộ gõ để nghe, để cầu cúng, để thúc quân ra trận, trống Đông Sơn thuộc sưu tập Kính Hoa còn cho phép nhìn thấy những hình ảnh cực kỳ sống động của cuộc sống Đông Sơn, cuộc sống Việt cổ ngàn xưa. 

Dáng trống đẹp, cân đối và vững chãi được tạo ra dựa trên trình độ đúc đồng điêu luyện. Bao năm qua, với mặt trống tròn, tang phình, lưng eo, chân choãi, trống đồng Đông Sơn đã làm say lòng đến mê mẩn bao lớp người nghiên cứu, say mê tìm tòi khám phá để phác lên bao ý tưởng khoa học không bao giờ cạn. Có nhà khoa học đã  liên tưởng dáng trống Đông Sơn với dáng một mĩ nhân kiêu sa mà duyên dáng, huyền bí mà vẫn hết sức gần gũi thân thương xuất phát từ thực tiễn của đời sống văn hóa Việt cổ thuần hậu, chất phác. Phủ trên thân hình kiều diễm đó là bộ “áo choàng” Đông Sơn lộng lẫy những hoa văn phong phú, đa dạng, tầng tầng lớp lớp phản ánh cuộc sống Đông Sơn. Đó là một vùng non sông cẩm tú có đồng bằng (chim Lạc bay), có rừng núi (thú 4 chân), có đầm lầy (cá sấu), có biển khơi (cá biển, sam). Trong đất nước tươi đẹp đó, người Đông Sơn được mô tả rất nhiều. Có những người trang phục gọn gàng đang cầm giáo hoặc rìu, có những người trang phục cầu kỳ đang múa hoặc biểu diễn nhạc cụ, có những người ăn mặc gọn ghẽ đang bơi thuyền, có những nhóm người đang ăn mặc hóa trang được xếp thành dãy nhảy múa, có những người đang thực hiện nghi lễ phồn thực. Đáng chú ý, trong khi thể hiện người Đông Sơn với các hoạt động cụ thể, hoa văn Đông Sơn trên các trống đồng còn thể hiện những con thuyền và những ngôi nhà Đông Sơn. Đó là những ngôi nhà sàn có hai hồi mái với 2 đầu đốc cong lên gợi nhớ hình ảnh con thuyền gắn liền với đời sống sông nước và đời sống văn hóa tinh thần của họ. Những ngôi nhà này nay vẫn còn khá nhiều ở các bộ tộc (Indonesia), những người vốn có nguồn gốc xa xưa với các tộc người Việt cổ thời Đông Sơn ở Việt Nam.

Trống đồng Đông Sơn Kính Hoa 3 thuộc bộ sưu tập Kính Hoa của nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính

Trong tổng thể, hoa văn Đông Sơn trên các trống Đông Sơn đều được sắp xếp cân xứng, hài hoà với nhiều kiểu bố cục linh hoạt (bố cục hướng tâm, bố cục theo băng dải, bố cục đối xứng, bố cục nhiều tầng nhiều lớp…) hướng vào hình tượng Mặt Trời trung tâm. Tất cả hoa văn động vật đều có chiều vận động xoay ngược chiều kim đồng hồ xoay quanh Mặt Trời trung tâm. Các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới đều nhận ra đó là biểu hiện của tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời của cư dân nông nghiệp vùng trồng lúa nước. Đó cũng là toàn cảnh lễ hội cầu mùa của xã hội Đông Sơn. Đồng thời, trống đồng Đông Sơn, với “ngôn ngữ” và “ngữ pháp” hoa văn Đông Sơn đó cũng thể hiện tư duy khoa học của người Đông Sơn khi các nhà khoa học đã “đọc” được bức tranh toàn cảnh lễ hội Đông Sơn đó là thể hiện quan niệm vũ trụ sơ khai 3 tầng (tầng Trời - tầng Mặt Đất - tầng Dưới Mặt Đất) - 4 thế giới (Thế giới trên Trời - thế giới Mặt Đất - thế giới Dưới Mặt Đất và thế giới Dưới Nước) trong tâm thức Việt cổ hàng ngàn năm trước.

Trống đồng Đông Sơn Kính Hoa 3 thuộc bộ sưu tập Kính Hoa của nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính

Trống Đông Sơn, là cả một bản tổng hòa ca tráng lệ của lịch sử - văn hóa - văn minh Việt Nam mà nhóm Bảo vật Quốc gia trống đồng Đông Sơn thuộc sưu tập Kính Hoa đã góp phần xứng đáng vào bản hòa ca đó.

Một số hình ảnh trống đồng Đông Sơn Kính Hoa thuộc sưu tập Kính Hoa, nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính

Pháp lý xây dựng

Đếm ngược từng giờ trẩy hội Xuân lớn nhất Việt Nam

Chỉ còn chưa đầy 24 giờ nữa, lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - “Ánh sáng phương Đông” - sẽ chính thức khai màn. Với quy mô chưa từng có, chuỗi trải nghiệm độc đáo và nhiều kỷ lục dự kiến được thiết lập, siêu lễ hội kéo dài từ 18/1 đến 16/3 này sẽ biến Ocean City thành điểm đến du Xuân hấp dẫn nhất Việt Nam.

Vài suy nghĩ về tác phẩm Giải mã văn hóa Đông Sơn của hai tác giả GS.TS Trịnh Sinh - KS Nguyễn Văn Kính

Cuốn sách "Giải mã văn hoá Đông Sơn" của hai tác giả GS.TS Trịnh Sinh - KS Nguyễn Văn Kính mới đây đã đạt Giải Nhất Hạng mục Sách Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại do Ban Tuyên giao Trung ương tổ chức.

Trống Và Thạp Đồng Kính Hoa - Bảo vật Quốc gia

Đông Sơn là một nền văn hóa cổ đại nổi tiếng không những ở Việt Nam mà  cả trên thế giới, có niên đại khoảng thế kỷ VII trước Công Nguyên đến thế kỷ I-II sau Công Nguyên.

Nhiều phần quà giá trị đón chờ du khách dịp kỷ niệm 5 năm khai trương cáp treo núi Bà Đen

Sau 5 năm đi vào hoạt động, hệ thống cáp treo núi Bà Đen, Tây Ninh đã đón hàng triệu lượt khách đến đỉnh núi cao nhất Nam Bộ mỗi năm. Nhân kỷ niệm 5 năm khai trương cáp treo, khu du lịch núi Bà Đen tổ chức nhiều trải nghiệm cùng các phần quà hấp dẫn dành cho du khách vào ngày 18/1/2025.

Combo đón Tết Ất Tỵ sung túc đủ đầy - ngất ngây trải nghiệm tại Ocean City

Mãn nhãn với triển lãm kỳ quan ánh sáng, choáng ngợp trước dàn “sinh vật huyền bí phương Đông”, thỏa sức sắm Tết đủ đầy vạn món ngon - nghìn đặc sản, “cháy máy” với triệu góc check-in đẹp long lanh nức nở… Đó là combo sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần mà “vương quốc lễ hội” Ocean City sắp mang tới cho cư dân và du khách, từ 18/1 đến 16/3/2025

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi