Bộ sưu tập đèn Soft Solids: Bước đột phá mới trong công nghệ chiếu sáng bền vững

Bộ sưu tập đèn Soft Solids: Bước đột phá mới trong công nghệ chiếu sáng bền vững

(Vietnamarchi) - Mới đây, Bộ sưu tập đèn Soft Solids được ra mắt với các đế đèn cổ điển được tái chế kết hợp với các bóng đèn làm từ sáp tự nhiên đã đánh bước đột phá mới trong công nghệ chiếu sáng bền vững.
09:46, 10/04/2024
Các phần tử sáp được thiết kế để phù hợp với nhiều chân đèn cổ điển khác nhau

Bộ đôi thiết kế Daydreaming Objects có trụ sở tại Copenhagen, Đan Mạch giới thiệu dòng đèn mới có tên là bộ sưu tập Soft Solids. Bộ sản phẩm này được tạo ra bằng cách sử dụng các đế đèn cổ điển được tái chế kết hợp với các bóng đèn "có thể tái tạo và biến đổi" được làm từ sáp tự nhiên.

Nhà thiết kế ánh sáng Ruta Palionyte và kiến trúc sư Ieva Baranauskaite đã tạo ra bộ sưu tập Soft Solids để làm nổi bật khả năng tái tạo vốn có và đặc tính khuếch tán ánh sáng của sáp.

Dự án tự khởi xướng này nhằm mục đích xác định loại vật liệu có thể làm bóng đèn bổ sung cho nhiều đế đèn cũ mà đội ngũ thiết kế đã thu thập, hầu hết đều có niên đại từ những năm 1960 và 1970.

Sự kết hợp giữa các yếu tố mới được chế tạo từ sáp gốc thực vật với các yếu tố hiện có, bao gồm các thành phần kim loại và thủy tinh tạo nên một câu chuyện hoài cổ gắn liền với hiện tại nhưng vẫn hướng tới tương lai.

Cách tiếp cận này tôn vinh cá tính sáng tạo bằng cách hồi sinh các đồ vật cũ bằng năng lượng mới, khuyến khích người xem nhận ra giá trị thiết kế ban đầu đồng thời đánh giá cao trạng thái đã thay đổi của chúng.

Ánh sáng Soft Solids có chao đèn bằng sáp hữu cơ

Với chao đèn, họ sử dụng hỗn hợp sáp đậu nành (làm từ dầu đậu nành) và stearin (một trong những axit béo bão hòa phổ biến nhất trong tự nhiên) – một giải pháp thay thế bền vững hơn parafin gốc dầu mỏ, có nguồn gốc từ mỡ thực vật hoặc động vật. Sự kết hợp của các vật liệu mang lại sắc thái màu, độ bền, độ trong và khả năng khuếch tán cần thiết cho ánh sáng. Với mong muốn truyền tải thông điệp về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường, các màu sắc như: trắng nhạt, xanh lam dịu dàng và xanh lục cũng được chọn để sơn lên phần chao đèn.

Sáp không chỉ được sử dụng để định hình các bóng đèn mà còn được sử dụng để lắp đặt theo mô-đun, giúp thuận tiện cho việc thích ứng trong nhiều không gian khác nhau bằng cách thay đổi hình dạng hoặc tỉ lệ của nó. Mặc dù được chiếu sáng nhưng việc lắp đặt ánh sáng vẫn mang ý nghĩa biểu tượng đại diện cho quá trình sinh trưởng và tái sinh diễn ra trong tự nhiên.

Bên cạnh đó, các nhà thiết kế đã phát triển các bóng đèn dành riêng cho từng đế đèn, sử dụng phần mềm máy tính và công nghệ in 3D để tạo ra các nguyên mẫu và âm bản silicon để đúc sáp nóng chảy.

Theo đó, bản chất của sáp làm nổi bật tiềm năng trong quá trình thiết kế, kết hợp nhiều phương pháp sản xuất khác nhau như thủ công, tạo mô hình 3D kỹ thuật số và tái chế sáng tạo (nâng cấp).

Ngoài ra, nguồn sáng LED có thể tạo ra các chuỗi ánh sáng thay đổi cấu hình, phù hợp với nhiều không gian, đồng thời có độ tỏa nhiệt thấp, đảm bảo an toàn và ngăn chặn mọi biến dạng vật liệu.

Xung quanh bóng đèn cũng có các khoảng trống để tạo điều kiện cho luồng không khí di chuyển và thông gió. Đặc biệt, việc sử dụng khuôn silicon cho phép các sản phẩm Soft Solids được tái tạo chính xác nhiều lần.

Với sự kết hợp sáng tạo của hai bộ óc có nền tảng và thế mạnh khác nhau, bộ sưu tập Soft Solids mang đến những khám phá mới lạ về tiềm năng và khả năng tái sử dụng của sáp tự nhiên. Nhờ các kỹ năng đa dạng và quá trình thử nghiệm vật liệu đầy táo bạo, bộ đôi này tạo ra những vật thể nhẹ nhưng vượt xa chức năng trang trí đơn thuần, bước qua ranh giới của sự sáng tạo trong thiết kế ánh sáng.

Ruta Palionyte (sinh năm 1983, Lithuania) là một nghệ sĩ sắp đặt ánh sáng và nhà thiết kế ánh sáng có bằng Thạc sĩ tại Edinburgh (Scotland). Đối với cô, hiện tượng ánh sáng và ảnh hưởng của nó đến nhận thức thị giác, kiến trúc, vật thể thiết kế hay cảnh quan thiên nhiên là một trong những nguồn sáng tạo quan trọng nhất.

Ieva Baranauskaite (sinh năm 1989, Lithuania) là kiến trúc sư có bằng Thạc sĩ của Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch ở Copenhagen và bằng cử nhân của Đại học Kỹ thuật Vilnius Gediminas. Cô đã có được kinh nghiệm chuyên môn tại các văn phòng kiến trúc nổi tiếng ở Nhật Bản (Kengo Kuma and Associates), Đan Mạch (KHR Architecture) và Lithuania (Arches). Hiện tại, Baranauskaitė đang phát triển hoạt động của riêng mình và thực hiện nhiều dự án thiết kế và kiến trúc khác nhau ở Lithuania và các nước Scandinavi.

Pháp lý xây dựng

Bảo tàng trong kỷ nguyên số: Cuộc cách mạng về trải nghiệm

Trong những năm gần đây, kiến trúc bảo tàng đã trải qua những biến đổi mang tính cách mạng. Những không gian trưng bày truyền thống, vốn thường bị gán mác "tĩnh lặng" và "một chiều", giờ đây đã lột xác ngoạn mục, biến thành những điểm đến văn hóa sôi động với vô vàn trải nghiệm tương tác độc đáo.

Áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững ngành xi măng tại Việt Nam

Tại Hội thảo “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân carbon” do Tạp chí Xây dựng vừa tổ chức tại Hà Nội, TS. Hoàng Hữu Tân - Phó Vụ trưởng Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã trình bày tham luận “Ngành Xi măng Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” nhằm xác định một số mục tiêu, định hướng, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để phát triển ngành xi măng Việt Nam trong giai đoạn tới.

Gợi mở chính sách cùng doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân Carbon

Sáng 25/10, tại Bộ Xây dựng, Tạp chí Xây dựng đã tổ chức Hội thảo trực tiếp và trực tuyến với chủ đề “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân Carbon”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện các cơ quan chuyên môn đến từ Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường… Hội thảo được điều phối bởi TS Phan Hữu Duy Quốc - Uỷ viên Hội đồng khoa học Tạp chí Xây dựng.

10 ứng dụng để công việc kiến trúc tươi mới và năng suất

Trong kỷ nguyên số với sự phát triển không ngừng của điện thoại và máy tính bảng, các ứng dụng phục vụ cho thiết kế và kiến trúc cũng không ngừng đáp ứng các nhu cầu mới của thời đại.

Thép giá rẻ của Trung Quốc tiếp tục gây sức ép lên thị trường toàn cầu

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu, Trung Quốc nhanh chóng tăng xuất khẩu thép sang nhiều thị trường khu vực trong hai năm qua, bất chấp nguy cơ làm gia tăng bất đồng thương mại

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi