Nghiên cứu tiến hoá kiến trúc theo phương pháp đa ngành - Một góc nhìn mới

Nghiên cứu tiến hoá kiến trúc theo phương pháp đa ngành - Một góc nhìn mới

(Vietnamarchi) - Nằm trong khuôn khổ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình về lĩnh vực kiến trúc, chiều 10/1/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có buổi làm việc với các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc - quy hoạch.
15:32, 11/01/2024

Cuộc trao đổi xoay quanh nội dung nghiên cứu của TS.KTS Hoàng Ngọc Hoa về sự “tiến hóa kiến trúc” theo phương pháp đa chiều. Đây có thể coi là một nghiên cứu gợi mở về sự hình thành của kiến trúc nói chung, kiến trúc Việt Nam nói riêng. 

TS.KTS Hoàng Ngọc Hoa cho biết, trong quá trình tìm đọc các tài liệu nghiên cứu trong nước và quốc tế, TS nhận thấy các công trình liên quan đều chưa khái quát, nghiên cứu đầy đủ về lịch sử kiến trúc. TS đặt ra vấn đề nghiên cứu về sự tiến hóa trong lĩnh vực kiến trúc với một ý nghĩa là tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này.

Về khái niệm Tiến hoá kiến trúc, TS.KTS Hoàng Ngọc Hoa chia sẻ theo quan điểm: Tiến hóa Kiến trúc là khái niệm đề cập đến hệ thống tư duy về không gian kiến trúc phát sinh và phát triển trong hàng triệu năm gắn liền với quá trình tiến hóa chung của loài người.

Vì vậy Tiến hóa kiến trúc cũng là công cụ nghiên cứu quá trình tiến hóa của Kiến trúc Việt Nam từ khi những người nguyên thủy đầu tiên chiếm cư tại vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay. Họ là những Người Đứng thẳng (Homo Erectus), người Khôn ngoan Homo Sapiens, người Khôn ngoan thông minh (Homo Sapiens Sapiens) đã tạo nên các nền văn hóa tiền sử Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đồng Đậu, Hạ Long, Đông Sơn, mà tại mỗi nền văn hóa ấy đã xuất hiện những ngôn ngữ thị giác cơ bản đầu tiên, những tri giác không gian sơ khai, những tri giác màu sắc sớm nhất.

Mục đích của Tiến hóa Kiến trúc là nghiên cứu thời điểm hình thành tri thức Kiến trúc, quá tích tụ thành hệ thống tư duy Kiến trúc và Không gian Kiến trúc của người Việt Nam.

Tiến hóa Kiến trúc là công cụ hiệu quả để nghiên cứu các vấn đề cơ bản của Kiến trúc Việt Nam như: Xác định Hệ Bản sắc Kiến trúc Việt Nam; đúc kết các giá trị lịch sử Kiến trúc; xây dựng các Tiền đề định hướng; tạo dựng các Nền tảng Lý thuyết Kiến trúc theo quan điểm tiến hóa; chiết tụ các Hệ giá trị của nền Kiến trúc, Quy hoạch Việt Nam.

Trên dòng chảy tiến hóa đó, đến lượt mình, các không gian Kiến trúc sẽ kết tụ nên phong cách riêng độc đáo và cao quý nhất cho các thế hệ người Việt Nam tương lai.

Buổi trao đổi chuyên môn tại Toà soạn Tạp chí KTVN

Về quá trình nghiên cứu sự tiến hóa trong lĩnh vực kiến trúc, KTS Hoàng Ngọc Hoa cho biết, trong quá trình tìm đọc các tài liệu nghiên cứu trong nước và quốc tế, tôi nhận thấy các công trình liên quan đều chưa khái quát, nghiên cứu đầy đủ về lịch sử kiến trúc. TS đặt ra vấn đề nghiên cứu về sự tiến hóa trong lĩnh vực kiến trúc với một ý nghĩa hướng đến một nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này.

Không gian kiến trúc luôn đồng hành cùng sự hình thành và phát triển của loài người. Theo đó, kiến trúc là quá trình tiến hóa cùng với con người. Như vậy, nghiên cứu về tiến hóa kiến trúc có vai trò quan trọng, vừa mang ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần tìm ra quy luật vận động của các loại hình kiến trúc để đưa ra góc nhìn toàn diện về sự phát triển của kiến trúc trong quá trình thay đổi, vận động đó. Ngoài ra, việc nghiên cứu tiến hóa kiến trúc cũng là một trong những nền tảng cơ bản để có thể kiến tạo không gian, phát triển tư duy về không gian.

Với vai trò là Tạp chí Khoa học về chuyên ngành kiến trúc của ngành Xây dựng, trực thuộc Viện Kiến trúc Quốc gia - Bộ Xây dựng, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam luôn sẵn sáng đóng vai trò là nơi đồng hành, gửi gắm, chia sẻ những tâm huyết, những nghiên cứu mang tính độc lập của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực chuyên ngành về kiến trúc.

Pháp lý xây dựng

Bài 4: Phát triển Bắc Ninh thành tỉnh đi đầu về chất lượng cuộc sống và sự hưởng thụ của nhân dân

Bắc Ninh- Kinh Bắc từ lâu đã nổi tiếng là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long, Đông Đô - Hà Nội, nơi phát tích của Vương triều Lý- triều đại khai mở, phát triển nền văn minh Đại Việt; Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" bên dòng sông Như Nguyệt vẫn vang vọng khắp cả nước từ ngàn đời.

Bài 3: Nguyện khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư

Một trái tim lớn vừa ngừng đập! Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Người cộng sản chân chính, nhà lãnh đạo tài ba luôn là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về phẩm chất đạo đức cách mạng của người chiến sỹ cộng sản, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc để lại ấn tượng sâu sắc, tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước nói chung và quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc nói riêng.

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Bài 2: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lần cuối cùng về thăm quê hương Quan họ

Ngày 24/1/2022, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bắc Ninh tự hào được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm, chúc Tết xuân Nhâm Dần 2022. Đây cũng là lần cuối cùng nhân dân Bắc Ninh được đón bác Nguyễn Phú Trọng về với quê hương Bắc Ninh-Kinh Bắc.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi