Ngành vật liệu xây dựng vẫn loay hoay vượt khó

Ngành vật liệu xây dựng vẫn loay hoay vượt khó

(Vietnamarchi) - Theo các chuyên gia, ngành vật liệu xây dựng vẫn chưa thể bứt phá trong năm 2024 nguyên nhân là do thị trường bất động sản bị chững lại, thậm chí “đóng băng” ở nhiều phân khúc và khu vực trong một thời gian dài. Do đó, để tập trung tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp vât liệu xây dựng đang tìm mọi cách xoay chuyển tình thế.
10:52, 16/01/2024

Thị trường vật liệu xây dựng 'điêu đứng’ theo bất động sản

Theo Bộ Xây dựng, ngành vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển cho kinh tế xã hội, đồng thời, đóng góp gần 7% GDP của Việt Nam hằng năm. Tuy nhiên, trước tình hình bất động sản trong nước giảm sâu, dự án đầu tư công triển khai chậm, kinh tế toàn cầu bất ổn đã tác động đến đầu ra của toàn ngành. Dự báo năm 2024, các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng vẫn tiếp tục đối diện nhiều khó khăn.

Các chuyên gia cũng khẳng định, có nhiều nguyên dân dẫn đến sự sụt giảm của ngành vật liệu xây dựng nhưng nguyên nhân chính là do thị trường bất động sản không có khởi sắc, thậm chí suy giảm mạnh. Và khi bất động suy giảm, đồng nghĩa với việc chưa kích cầu cũng như chưa tác động tích cực đến phát triển sản xuất ở ngành vật liệu xây dựng. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng và vật liệu xây dựng tập trung vào thị trường bất động sản hầu như đang “đứng hình”, thậm chí phải dừng hoạt động đột ngột.

Hiện nay, chỉ có một số dự án của Nhà nước đang được triển khai để đáp ứng tiến độ, còn lại các công trình xây dựng dân dụng, nhà ở được cho rằng giảm khoảng 60-70% so với năm ngoái do tình hình kinh tế khó khăn, người dân, doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu.

Ngoài ra, sản xuất và tiêu thụ nhiều loại vật liệu xây dựng cũng giảm sâu, hàng tồn kho ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê, sản lượng mặt hàng gạch ốp lát năm 2023 đạt khoảng 386 triệu m2, giảm 15%; sản lượng tiêu thụ ở mức 291 triệu m2, giảm 25% so với năm trước. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ vôi năm 2023 đạt 2,5 triệu tấn, giảm 2,5%. Đối với sản xuất xi măng, hiện đã có 8 dây chuyền dừng hoạt động trên cả nước…

Theo Ông Đinh Hồng Kỳ - Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam (VABM), mặc dù các doanh nghiệp đã lường trước về việc thị trường sẽ khó khăn, nhưng “cú sốc” do những khó khăn kép mà năm 2023 giáng xuống khiến doanh thu của nhiều đơn vị sụt giảm mạnh. Điều này buộc nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất, cắt giảm tối đa lực lượng lao động… và thua lỗ là điều khó tránh khỏi.

Chia sẻ về tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp, Ông Trần Duy Cảnh - Giám đốc Công ty CP Cơ khí và Vật liệu xây dựng Thanh Phúc cho biết, đơn vị phải chống chọi từng tháng một. Dù đã có thâm niên 35 năm hoạt động trong ngành vật liệu xây dựng, chuyên về vật liệu xây không nung và bề dày kinh nghiệm, tiềm lực tích lũy nhất định nhưng ông Cảnh cũng thừa nhận đây là thời điểm khó khăn nhất, chưa tìm được hướng ra.

Với ngành sản xuất vật liệu xây dựng lớn như xi măng cũng không thoát khỏi tình trạng này. Mới đây, tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) - doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 36% thị phần trong nước cũng báo lỗ tới hơn 500 tỷ đồng. Đây cũng được coi là khó khăn điển hình và chưa từng xuất hiện trong lịch sử của ngành này.

Doanh nghiệp xi măng chưa hết khó (Nguồn: Internet)

Một doanh nghiệp trong ngành cơ khí cũng cho biết, trong suốt cả năm 2023, doanh nghiệp phải chống chọi với những biến động, khó khăn của nền kinh tế. Trước những tác động của ngành bất động sản đã tạo ra những rào cản lớn khiến sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ. Theo đó, chủ doanh nghiệp này cũng bày tỏ, đây là thời điểm khó khăn nhất của doanh nghiệp trong suốt hơn 20 năm hoạt động.

Tìm cách thoát khó

Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia nhận định, việc phục hồi thị trường nội địa có ý nghĩa “sống còn”. Bên cạnh đó là tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công cũng là giải pháp quan trọng, không thể thiếu.

Để doanh nghiệp tồn tại và vượt qua giai đoạn khó khăn này, Ths. Phạm Ngọc Trung - Chuyên gia vật liệu xây dựng cho biết, cần phải có cơ chế, hành lang pháp lý phù hợp và cũng phải có tính “lâu dài, bền vững” theo thị trường. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cần phải thực hiện quyết liệt hơn nữa. Cần có giải pháp hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp vật liệu xây dựng thì cần phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tăng chất lượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm nhưng phải giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Về trung và dài hạn, doanh nghiệp cần chuyển đổi, đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, quản lý, áp dụng các giải pháp tiết kiệm, nghiên cứu ứng dụng sản xuất các vật liệu xây dựng mới, xanh thân thiện với môi trường. Bởi đây là xu hướng trong xây dựng, phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường khâu tiếp thị, linh hoạt mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới để tăng tiêu thụ sản phẩm.

Pháp lý xây dựng

Doanh nghiệp xi măng đồng loạt điều chỉnh giá bán trong nước

Tính đến thời điểm hiện tại, giá nguyên vật liệu đầu vào như than, điện… liên tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại trong thời gian tới. Hiện tại, các nhà máy xi măng vẫn đang chịu thua lỗ, có nguy cơ phải dừng sản xuất. Trước thực trạng chung, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cùng các nhà máy đã có kiến nghị các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước. cụ thể, để ổn định sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình trạng thua lỗ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, một số doanh nghiệp đã có thông báo báo điều chỉnh giá bán xi măng trong nước.

Lựa chọn vật liệu xây dựng nhằm giảm chi phí bảo trì nhà cao tầng, tăng tuổi thọ, giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng tăng, nghiên cứu này tập trung vào việc phát triển và đánh giá các vật liệu xây dựng mới như vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh (SMPs), vật liệu sinh học, và nano-composite. Mục tiêu chính là khám phá khả năng của các vật liệu này trong việc cải thiện độ bền và giảm chi phí bảo trì cho công trình xây dựng, cũng như đánh giá tác động môi trường so với các vật liệu truyền thống.

Xuất khẩu gỗ của cả nước dự kiến thu về 16 tỷ USD trong năm nay

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần trên 50%, Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường lớn tiếp theo.

Tập huấn Thông tư số 10/2024/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Ngày 21/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến Thông tư số 10/2024/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ và trực tuyến với các điểm cầu địa phương, doanh nghiệp, tổ chức. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chủ trì Hội nghị.

Việt Nam và Dominicana thúc đẩy hợp tác sản xuất vật liệu xây dựng

Sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có bài tham luận về thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana trong lĩnh vực xây dựng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi