Điện mặt trời mái nhà trong Khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp

Điện mặt trời mái nhà trong Khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp

(Vietnamarchi) - Chiều 11/4, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Diễn đàn: “Điện mặt trời mái nhà trong Khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp”.
08:00, 18/04/2024

Cơ hội để doanh nghiệp Việt tham gia sân chơi toàn cầu

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào ngày 15/5/2023.

Theo đó, Chính phủ khuyến khích phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng từ hóa thạch. Đối với điện mặt trời mái nhà, Quy hoạch điện VIII cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn

Điện mặt trời mái nhà là nguồn năng lượng sạch, tái tạo và không gây ra khí thải nhà kính hay ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng điện mặt trời mái nhà góp phần giảm thiểu lượng than và dầu khí cần thiết để phát điện truyền thống, từ đó giảm được lượng carbon dioxide và các khí nhà kính khác thải ra không khí. Đây là một hành động thiết thực để thực hiện cam kết giảm phát thải ròng của Việt Nam theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, điện mặt trời mái nhà là nguồn năng lượng độc lập, không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia hay các nguồn nhập khẩu. Việc sử dụng điện mặt trời mái nhà giúp tăng tính chủ động, giảm rủi ro và phụ thuộc vào các nguồn điện truyền thống.

Về tương lai lâu dài, điện mặt trời mái nhà còn nâng cao vị thế cạnh tranh. Theo đó, điện mặt trời mái nhà không chỉ giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại quốc tế. Các nước nhập khẩu ngày càng yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải chứng minh quy trình xanh hóa trong sản xuất, giảm tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.

Hiện Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, đây cũng chính là cơ sở đưa Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu. Tại EU và một số quốc gia khác, sản phẩm, hàng hóa khi nhập khẩu vào các thị trường này nếu muốn được hưởng cơ chế ưu đãi buộc phải có chứng chỉ xanh.

Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào sân chơi toàn cầu để được hưởng ưu đãi ngoài các điều kiện cơ bản như quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng thì tiêu chuẩn về xanh hóa cũng buộc doanh nghiệp phải đáp ứng.

“Mặc dù năng lượng tái tạo, năng lượng xanh hay cụ thể là điện mặt trời mái nhà là quan trọng và cần thiết như vậy, nhưng trong nhiều năm qua, việc triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp vẫn chưa được triển khai, thúc đẩy do chưa có quy định, tiêu chí cụ thể. Các thủ tục, văn bản hướng dẫn từ các Bộ, ngành chưa được rõ ràng, nhất quán”, ông Phòng nhấn mạnh.

Thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư, dự án công nghệ cao

PGS. TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, năng lượng tái tạo được ưu tiên phát triển mạnh tại Quy hoạch điện VIII nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi năng lượng công bằng. Thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích điện mặt trời mái nhà, phù hợp với quy hoạch hệ thống năng lượng quốc gia.

PGS. TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế

Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới tạo ra những cơ hội phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng. Để chuyển đổi năng lượng công bằng, mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện đạt tỉ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỉ lệ năng lượng tái tạo đạt 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Bên cạnh đó, là điểm đến hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, Việt Nam đang định hướng thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư, các dự án công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Để thực hiện được chủ trương này, đòi hỏi rất nhiều điều kiện, trong đó, điều kiện quan trọng là cần có nguồn năng lượng sạch.

Chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời mái nhà vì thế có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, bao gồm cả quy định cụ thể về điện mặt trời mái nhà, hành lang pháp lý và chính sách khuyến khích các tổ chức có chức năng chuyên kinh doanh đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Thiếu những quy định này khiến các chủ đầu tư khó có thể trực tiếp triển khai lắp đặt, giảm đi khả năng phát triển năng lượng tái tạo mặc dù tiềm năng phát triển rất lớn và được khuyến khích phát triển trong Quy hoạch điện VIII.

Cần cơ chế rõ ràng, thống nhất cho điện mặt trời mái nhà

Cũng tại hội nghị, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, ngành dệt may có rất nhiều doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp (KCN), khoảng trên 1.200 doanh nghiệp với 610.000 lao động nằm trong KCN. Hiện tại, khoảng 30 - 50% doanh nghiệp tùy theo vùng, miền đã lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, còn một số khó khăn như điều kiện thời tiết, cơ chế về điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp, KCN chưa rõ ràng, doanh nghiệp lúng túng vì chưa được đưa vào đối tượng và phạm vi điều chỉnh...

Bên cạnh đó, hiện chưa có khung pháp lý cho phát triển và điều tiết điện mặt trời mái nhà. Quyết định 262/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII mới chỉ tập trung phát triển nguồn điện gió, năng lượng mới. Điện mặt trời mái nhà đến năm 2030 chỉ theo hình thức tự sản tự tiêu. Do đó, cần các cơ quan đưa ra những quy định dưới Luật để giải thích rõ thì doanh nghiệp mới triển khai được.

Đồng thời, vấn đề pháp lý về các thủ tục liên quan đến việc triển khai lắp đặt sử dụng điện mặt trời mái nhà như: Thủ tục về đầu tư, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy cũng chưa thực sự hoàn chỉnh để có thể thu hút nguồn lực đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn, chủ động chuyển dịch năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo trong trong sản xuất.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lã Hồng Kỳ, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước các dự án ngành năng lượng cho biết, thời gian qua, Chính phủ chưa ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà mới, ngành điện chưa thực hiện thỏa thuận đấu nối các hệ thống điện mặt trời mái nhà mới lắp đặt vào lưới điện. Do đó, hiện chưa có biện pháp và chế tài xử lý các trường hợp người dân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối với lưới điện, tự ý thay đổi công suất hệ thống mà không thông báo ngành điện hoặc tự ý thay đổi công suất dự án.

Hiện cũng chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các phần tử cấu thành nên hệ thống điện mặt trời mái nhà (tấm pin, inverter, ắc quy..) dẫn đến chất lượng các hệ thống điện mặt trời mái nhà chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ, tiềm ẩn các nguy cơ về an toàn điện, an toàn PCCC, độ ổn định về chất lượng điện năng,...

Do đó, ông Kỳ kiến nghị Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành liên quan sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các phần tử cấu thành nên hệ thống điện mặt trời mái nhà (tấm pin, inverter, ắc quy, bộ chống phát ngược zero export...); tiêu chí kỹ thuật để nghiệm thu nguồn điện mặt trời mái nhà, Quy trình kiểm tra bảo dưỡng, thử nghiệm định kỳ, để có thể kiểm soát một cách chặt chẽ, chất lượng thiết bị lưu thông và lắp đặt, giúp thuận lợi trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu đưa hệ thống điện mặt trời mái nhà vào vận hành.

Xây dựng hướng dẫn, quy trình thu hồi các tấm pin năng lượng mặt trời, inverter, ắc quy lưu trữ đã qua sử dụng để đảm môi trường trong thời gian tới.

Thực hiện các báo cáo chuyên sâu về ảnh hưởng của điện mặt trời mái nhà đối với việc vận hành hệ thống lưới điện trung và hạ áp (chất lượng điện năng, sóng hài, quá điện áp, độ dao động điện áp, tổn hao,...), tỉ lệ tối ưu giữa điện lưới và điện mặt trời mái nhà trong một phát tuyến trung/hạ áp, ...

Đồng thời, rà soát các hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành (sử dụng đất đai, an toàn công trình xây dựng, phòng chống cháy nổ, hoạt động kinh tế trang trại, đăng ký kinh doanh…), cần có hướng dẫn từ các Bộ, sở ban ngành liên quan và địa phương để có sự thống nhất trong cả nước để Chủ đầu tư thuận lợi trong việc bổ sung các hồ sơ liên quan.

Phát biểu bế mạc, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp nhấn mạnh, tại diễn đàn, các chuyên gia, doanh nghiệp đã nêu ra yêu cầu cần thiết của điện mặt trời mái nhà cũng như đề xuất các giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp. Qua đó góp phần thúc đẩy việc tạo ra cơ chế phù hợp cho phát triên điện mặt trời mái nhà của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Pháp lý xây dựng

Sắp diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

Với chủ đề "Giao lộ sáng tạo", Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9-17/11 tới đây với nhiều hoạt động đặc sắc.

Sắp diễn ra Triển lãm ASEAN Ceramics & Stone 2024 lần thứ 8 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 11-13/12/2024, tại Trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC) sẽ diễn ra Triển lãm ASEAN Ceramics & Stone lần thứ 8 với chủ đề " Tính bền vững và đa dạng thông qua đổi mới và hợp tác". Đây là triển lãm quốc tế hàng đầu về máy móc, công nghệ và nguyên vật liệu cho sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, gạch ngói đất sét nung và các loại gốm sứ kỹ thuật...

Ninh Bình: Tăng cường nguồn nhân lực xây dựng Đề án đô thị thông minh bền vững

Ngày 24/10, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình tổ chức triển khai khóa Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với thành phần tham gia là cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở ngành, thành phố, huyện trực thuộc tỉnh Ninh Bình.

Hội nghị tổng kết Dự án "Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng"

Ngày 23/10, tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” – Dự án VKC.

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 7/2025

Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có quy mô 90ha, nằm trong Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và là một trong những công trình trọng điểm mang tầm quốc tế, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TP Hà Nội và khu vực Bắc sông Hồng. Theo tiến độ cam kết của chủ đầu tư Vingroup, công trình sẽ hoàn thành xây dựng chỉ sau hơn 10 tháng khởi công.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi