Đến năm 2030, Đồng Nai dự kiến có thêm 6 đô thị mới

Đến năm 2030, Đồng Nai dự kiến có thêm 6 đô thị mới

(Vietnamarchi) - Theo chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh này đạt khoảng 75-80% và có 17 đô thị, trong đó hình thành 6 đô thị mới.
09:50, 03/08/2023

Theo đó, 6 đô thị mới loại V dự kiến hình thành đến năm 2030 là Thạnh Phú, Sông Nhạn, La Ngà, Phú Túc, Phú Lý và Phú Lâm, bên cạnh 11 đô thị hiện hữu gồm 1 đô thị loại I (thành phố Biên Hòa), 1 đô thị loại III (thành phố Long Khánh), 2 đô thị loại IV (thành phố Long Thành, thị trấn Trảng Bom) và 7 đô thị loại V (Định Quán, Tân Phú, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An và Hiệp Phước).

Dự kiến đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai sẽ có thêm 6 đô thị mới loại V, nâng tổng số thành 17 đô thị. (Nguồn: ST)

Trong định hướng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các đô thị sẽ được hình thành dọc trên các tuyến hành lang kinh tế mới theo quy hoạch, phát triển phù hợp với đặc điểm từng khu vực. Trong đó "điểm nhấn" phát triển không gian đô thị là thành phố Biên Hòa

Cụ thể, với hành lang kinh tế Đông - Tây (hành lang cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây - Phan Thiết) hiện nay tuyến Quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam đang là trục tạo nên chuỗi đô thị trọng tâm của tỉnh nhưng trong tương lai, khi các tuyến cao tốc hình thành luồng vận tải mới xoay trục từ Đông - Tây thành Bắc - Nam, khu vực thành phố Biên Hòa - thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ được "giải thoát" khỏi vai trò vận tải nặng, trở thành trục giao thương đô thị đáng sống. Đây sẽ là cơ sở để đưa Biên Hòa trở thành trung tâm đô thị tri thức, sáng tạo, thay vì chỉ là một trung tâm đô thị công nghiệp công nghệ cũ.

Với hành lang phía Tây Nam bao gồm các trục cao tốc: TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - sân bay Long Thành và nhiều trục phụ khác theo các cầu qua sông Đồng Nai nối trung tâm TP.HCM với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành. Các khu đô thị, khu chức năng thời kỳ mới sẽ hình thành trên tuyến không gian này, nối giữa 2 cực là trung tâm kinh tế quốc gia (thành phố Thủ Đức) và trung sân bay Long Thành.

Trong khi đó, hành lang Bắc - Nam (hành lang cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu), với điểm trung tâm tại thành phố Biên Hòa sẽ là hành lang công nghiệp hóa - đô thị hóa quy mô lớn. Trong tương lai, trục này sẽ được nối thẳng từ Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) đến thành phố Vũng Tàu bởi các đường vận tải nặng và trở thành trục kinh tế trọng điểm, lấy 3 tỉnh công nghiệp hóa là Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu làm địa bàn phát triển, thu hút lực lượng lao động và tri thức từ trung tâm vùng. Tương lại trục đô thị này này sẽ bao gồm các đô thị “trẻ”, năng động, hiện đại.

Pháp lý xây dựng

Đoàn công tác của Bộ Xây dựng giám định nguyên nhân sự cố công trình thủy điện Đắk Mi 1 (Kon Tum)

Trước sự cố giàn giáo khi đổ bê tông đập thủy điện Đắk Mi 1 tại xã Đăk Choong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, ngày 31/12/2024, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) ban hành Công văn số 1347 /BXD-GĐ về việc thực hiện Công điện số 142/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Đoàn công tác đến hiện trường để giám định nguyên nhân sự cố, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn xây dựng tại công trình.

Đại hội Fullhouse Group lần thứ VI kết nối – hợp tác – vươn xa

Fullhouse Group – nơi quy tụ các nhà thầu uy tín trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nội thất và vật liệu thiết bị hoàn thiện chính thức tổ chức Đại hội lần thứ VI.

Viện Kiến trúc Quốc gia triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều 26/12, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển, Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAr) tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025. Đồng thời, chương trình “Gặp mặt cán bộ, viên chức, người lao động làm việc qua các thời kỳ (1979-2024)” cũng đã được diễn ra trong không khí trang trọng và thân mật.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lan tỏa thông điệp vì môi trường biển đảo qua ngày hội sống xanh

Ngày hội sống xanh tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững biển đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024 với chủ đề "Vì biển đảo xanh" do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng UBND huyện Côn Đảo tổ chức chính thức khai mạc sáng nay, ngày 17/12 tại huyện Côn Đảo.

Di sản Huế: nền tảng để phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

Phát triển kinh tế từ giá trị di sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Thừa Thiên - Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, lấy di sản làm nền tảng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi